Thứ Tư, 2 tháng 9, 2009

SỬ PHẢ TRANG ĐẠI NGẪU

bản tài liệu của dòng họ Lê Như ở Quỳnh Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình.
Lê Như Trượng ta là quan Điều hộ lục quân (quan quân y) nay nhân ngày giỗ tổ 2 tháng 9 năm Canh Ngọ đời vua Tự Đức thứ 23 (năm 1870) ta thỉnh truyền nguyên bản do cụ tổ biên dịch rằng:

1 - Nay là ngày hè tháng 3 năm Tự Đức thứ 11 tức tháng 4 năm 1858 đời vua Xuất Đế Chiêu Thống định đúng giờ ngọ ngày Thanh long Hoàng đạo sai quan triều Phan Thanh Giản coi việc sửa chữ Quốc ngữ, quan Vệ Pháp ta cùng quan Pháp Sư huyện Ngự Thiên phủ Tiên Hưng – Thái Bình được quan Phan Thanh Giản mời về Phủ Triều yết toạ việc chữ Hán, chữ Nho, chữ Quốc ngữ cho muôn đời sau. Ta cùng quan Ngự Thiên về khao đãi lộc vua cùng cùng thuyết trình lên cửu quan của phủ xong ta về đây thắp hương tại Cấm đình, cùng nhất chùa, tam miếu xong lại hội tụ các quan cùng về đây ngẫm về mùa xuân 1809, thấm thoát gia nhân, tướng sĩ anh em về đây hưởng lộc sinh sống nơi đầm lầy dân cư thưa thớt này, ta rời bỏ chức Dận Quận công Trấn thủ Đốc lãnh khu Trung Châu Bắc Kỳ đã 49 năm (1809 – 1858) hôm mà cùng anh em tọa lại ngày tháng năm, năm Tỵ 1809 khi ta cùng anh em là đoàn cuối cùng cắm sào ngoài sông đã cùng mấy anh em có chữ theo Sắc Chỉ tìm đến nơi đây mang lư hương đồng đen hiến kính thắp hương, thị sát Dư địa chí. Nghiên cứu đất đai, phong thổ, thần sử, địa lý nơi thần đất Chạ Miễu này và hôm nay nhân dịp Triều đình ban lệnh sửa chữ Quốc ngữ ta trình Hương lý, Làng Chạ, thắp hương trước Phả thần làng dịch 3 tấm bia đá gọi là Sử làng để truyền bá cho làng Chạ con cháu muôn đời sau hiểu về Sử làng kính ứng mà vun đắp cho cung cấm Chạ Miễu linh thiêng, khói hương tôn nghiêm mãi mãi. Từ chữ Hán dịch sang chữ Nôm con cháu thông tuệ rằng:

2 - Thần tích sử phả làng Đại Ngẫu được khắc trên ba tảng đá lớn, ngoài ra còn có ba bài vị, Tam vị Đại Vương và trong cung cấm đình Đại Miễu Ngẫu Trang còn có ba cuốn lớn là Sắc phong mà Đinh Tiên Hoàng ban cho Tam vị Quan Công phò vua dựng nước, lập Ngẫu Trang năm 968, phả này cũng có ghi trong Lễ bộ chính bản Ngọc phả thời vua Đinh hiệu là Đinh Tiên Hoàng cùng Tứ thần Trần Lãm hiệu là Trần Minh Công gốc Kiều Hoa cố hương tại Kỳ Bá phủ Thái Bình. Phả này truyền Thần tích rằng:

Từ thuở xa xưa nước Đại quốc là con cháu Lạc Hồng con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra 100 trứng sau nở thành 100 người con trai, 50 con theo mẹ xuống biển, 49 người theo cha lên núi, còn người con trai chui ra khỏi vỏ trứng đầu tiên được cha mẹ để lại cho lên ngôi Hoàng đế cho tên là Lạc Long Quân, hiệu là Vua Hùng hay gọi là Hùng Vương đặt tên đất nước là Văn Lang, thế rồi qua 18 đời Vua Hùng qua 2000 năm đều xưng là Hùng Vương đến đời thứ 19 không có hoàng tử kế vị Thục Phán là cháu chắt kế ngôi vua hiệu là An Dương Vưong đổi tên nước là Âu Lạc được an hoà 50 năm thì bị Triệu Đà thống trị xâm chiếm gần 400 năm. Nhà Thục mất, đất nước ta xuất hiện nhiều anh hùng nổi lên chống giặc xâm lăng lên ngôi giữ nước được vài năm rồi lại tan rã, bọn giặc phương Bắc thay nhau đô hộ nước ta mãi đến năm 939 có anh hùng Ngô Quyền ở gần Tích Sơn động đuổi ngoại bang dẹp yên trăm họ, yên hưởng thái bình rồi Ngô Quyền lâm bệnh nan y, giặc ngoại bang phương Bắc lăm le bờ cõi, bên trong thì 12 sứ quân nổi lên với cường chí thắng làm vua thua làm giặc. Nước non từ rừng núi đến đồng bằng loạn lạc, trăm họ đều thống khổ lầm than kêu thấu trời, rồi một ngày lòng trời muốn yên dân, điều lành xuất hiện ba sự kiện họ Phạm Công:

+ Thời ấy khoảng chừng sau thời Ngô Quyền nhiều năm ở đất Ứng Hoà, huyện Hoài Ân, Tích Sơn Hương động, Yến Vỹ trang có một người dòng dõi nhiều đời làm thuốc, văn chữ thông tuệ, đức hạnh hiền hoà, bẩy đời tu nhân tích đức, thiện nghĩa lấy nghề thuốc xây dựng cơ nghiệp và giúp người khó, tên Hoàng họ Phạm Công vợ là Trương Thị Trạch, gia cơ khang thịnh, vợ chồng thuận hoà tiết nghĩa nhưng ở tuổi 50 vẫn chưa có con, vợ chồng than thân trách phận muộn mằn, rồi tịnh chay tịnh khiết, mua sắm lễ vật đến Tích Sơn Hương động dâng hương nơi cửa Phật đài, khói hương nguyện cầu xin hiếu tử nối dõi tông đường. Hai vợ chồng tịnh thân ăn chay niệm Phật bẩy ngày bảy đêm. Trời tháng cuối đông mưa rét, lại có điềm lạ sấm chớp lưng trời. Đến canh ba mệt quá ngủ thiếp đi ngoài cửa động, Công ông mơ thấy giữa đêm mưa một vầng hào quang rực rỡ trên đài cao, có 10 vị Bồ tát giữa có Ngọc Hoàng Thượng Đế đang ngự, bên tả có Bát Bộ Kim Cương, bên hữu có Thập Điện La Hán, nghe có lời phán rằng: Nay thiên đình triệu bát thần chư vị tám phía mười phương tới về việc nước Nam bang rằng: Nhà Đinh là vua, nhà Nguyễn làm phụ chính bách thần, chư vị đồng thanh nói: Bái phục! bái phục! nhưng còn Phạm gia nô nhất hào chi ác, mười đời ở thiện đã trọn đường trung hiếu ta cho ba sứ giả xuống đầu thai hầu hạ nhà Phạm Công, giúp vua Đinh lập nước an dân.

Phạm Công bừng tỉnh dắt vợ trèo đèo lội suối về bản doanh ngày đêm hương khói tụng niệm và làm việc thiện giúp đời. Rồi Trương Thị có mang. Đến mùa thu tới vào canh ba đêm ngày mùng 1 tháng 8 trời mưa to gió lớn sấm chớp lưng trời, cả ngày hè lao động mệt mỏi nên Công Hoàng ngủ thiếp đi rồi mơ thấy: Trước cửa nhà là ngã ba sông có một con rồng nằm chắn ngang như một chiếc cầu kỳ diệu, trên cầu có ba người áo xanh, áo đỏ, áo trắng đi tới đang ôm nhau cười ha hả, chỉ vào nhà Phạm Công nói: Chúng ta được Thiên Hoàng sai mang Bút thần, Voi thần, Đao thần ngụ tại Ngẫu Trang ấp làm hiếu tử nhà họ Phạm đại nhân, đại nghĩa và hưởng phúc trần 100 năm, ngàn năm ăn lộc Thánh hiền nơi đó cùng tam vật thần ban. Có tiếng sấm động, Công Hoàng giật mình trước giấc mộng Thiên trao rồi chạy ra sân thấy một thanh Long đao sáng long lanh, một cây bút dài hơn mười thước, một Ông Voi bằng đá quý trong ruột đầy hoa văn ngũ sắc, hai vợ chồng quỳ khói hương lạy tạ Thiên Hoàng rồi bí mật cất dấu các của quý trời cho.

Đến giờ Ngọ ngày 2 tháng 8, Trương Thị sau mấy giờ liền đau đớn thì sinh ra một cái bọc lớn chui ra ba người con trai tuấn tú.
- Một người mặt xanh như nam, trên đỉnh đầu có nốt son hình chữ Thiên Tướng Uy Linh, ông đặt tên cho là Phạm Công Đinh.
- Một người mặt trắng là Phạm Công Thanh.
- Một người mặt đỏ là Phạm Công Hoài.
Vợ chồng Phạm Công chăm lo cho đàn con khôn lớn đến năm 3 cậu lên 5 tuổi thì Trương Thị mắc bệnh qua đời. Cuộc sống cha con rất khó khăn, rồi loạn lạc triền miên, người cha làm mọi việc để nuôi con khôn lớn, các cậu ngày đêm chăm chỉ học hết chữ nghĩa của cha rồi Phạm Công cho 3 con lên núi học chữ, học võ. Ba người con hiền thảo, hiếu nghĩa được truyền tụng khắp vùng.

Ở trấn Hương Tích có một người tên Công họ Phan là một đảng trong 12 sứ quân thấy gia cảnh Phạm Công liền muốn kết thân, khuyên Phạm Công đưa 3 con đến bổn doanh họ Phan. Họ Phạm ôm các con vào lòng nói rằng: "Nhà ta bao đời tu nhân tích đức nay gặp kẻ hổ lang đâu phải kẻ trung lương mà mưu việc lớn được. Rồi các đảng quanh vùng nhiễu nhương. Cuộc sống lầm than chẳng trừ ai, lại Phan Công quấy ải nên Phạm Công thu liệu tài sản, lập đàn hoá thân cho tổ tiên mười đời, rồi quây cất đặt bia đền tưởng nhớ, rồi dẫn 3 con hương khói bái biệt tông đường rồi cùng nhau xuôi thuyền xuống núi quay mũi chèo bái tạ quê hương, tìm đất Xuân Phong thơm hương cư ngụ dài lâu.

Đã bẩy ngày bẩy đêm, thuyền bồng bềnh theo tay chèo xuôi xuống miền Đông Bắc. Gặp ngày tháng 6 con nước lộng dễ chèo cha con họ Phạm đã đến Sơn Nam Đạo nơi ngã ba sông địa đầu huyện Quỳnh Côi, phủ Tiên Hưng, cha con vào trọ tại miếu tổ thần gần ngã ba sông. Nhìn tứ phương nơi đây đều là đầm lầy lau sậy, dân cư thưa thớt. Ngẫm lại giác mộng ngày nào, nay cha con ta đã trôi nổi đến nã ba sông này còn biết đi về đâu, tìm đất Xuân Phong nơi nào, trong lòng Phạm Công bối rối khi nhìn đàn con đang tràn đầy sức sống nghĩ cần phải có nơi cho các con văn ôn võ luyện rồi chạy vào miếu tổ, hương khói tụng niệm, cầu nơi đất rồng thiêng an cư lập nghiệp, đên khuya thao thức mãi rồi Phạm Công mơ màng thấy có vị thần đất có đôi mát sáng như hai vì sao dắt tay qua đường dài 500 thước về phía Đông Bắc. Đến một ngôi miếu nhỏ chung quanh là miếng đất vuông giống như chữ đất thần có cây dâm bụt cùng cây ruối cổ bao bọc chung quanh rộng đến 3000 thước vuông, tỉnh dậy Phạm Công bàng hoàng với giấc mộng.

Khi ông mặt trời tỉnh dậy thì cha con họ Phạm thắp hương bái tạ miếu tổ, nhằm thẳng hướng Đông Bắc, thuyền xuôi được quá 500 thước đã thấy trước mặt có một ngôi đền miếu ở giữa vuông đất cao, cây cối um tùm, khói hương nghi ngút, trên đài cao có Phật Bà nghìn mắt nghìn tay đang tọa - chung quanh hàng cây cổ thụ bao bọc đàn chim hàng ngàn con làm tổ kêu ríu rít, cha con cập thuyền làm lễ bái yết rồi Phạm Công nói với các con rằng: Đây chính là đất Xuân Phong của cha con ta sống trần tục một trăm năm tại đất này. Rồi cha con cùng nhau phát cỏ, cuốc đất đắp nền dụng nhà từ đường, rước bài vị tổ tiên, lập đài đặt ba vật báu thánh ban để hương khói hàng ngày. Rồi tìm đến quan Khinh thị phủ Tiên Hưng bái nhập gia cư. Cha con cùng tra ngô, tỉa lúa hết những hạt giống ngô, lúa mang theo ở các nơi đất cao. Đặt đó bắt cá ở nơi đất trũng. Ba anh em xin cha cho đặt ba lều trại trên đất địa chí ở 3 nơi để phân công nhau coi giữ đất đai theo địa thế con rồng cuộn để cùng trai tráng trong vùng luyện tập võ nghệ.
- Lều trại phía Bắc làng do Đinh Công coi giữ.
- Lều trại phía Nam do Thanh Công coi giữ.
- Lều trại phía Tây Nam do Hoài Công coi giữ.
Mời nho sinh tụ họp và và được đặt tên nơi này là ấp Ngẫu Trang nhiều nho sinh võ nghệ cao cường đến ngồi ngắm trăng. Thời ấy 12 sứ quân đánh nhau liên miên, dân tình đói khổ, bệnh tật, sống lầm than, trăm họ khốn cùng. Lòng trời xui khiến có ông Đinh Bộ Lĩnh tuổi trẻ, con ông Đinh Công Trứ một tướng triều Ngô, cha chết, Người theo mẹ về cày ruộng trồng lúa tại đất Hoa Lư đứng lên hợp với quân Đằng châu Kim Động phủ Hưng Yên, chiếm đất Ái Châu làm cát cứ, tụ họp quân sỹ khắp mấy vùng, có Nguyễn Bạo, Đinh Lý , Trịnh Thân làm tướng võ, lại thấy tướng Trần Lãm là tướng giỏi võ có hàng ngàn quân lính, gốc người Kiều Hoa liền tôn vinh là bậc thầy và xin hội quân.

Ngày mồng 2 tết năm ấy có tướng giỏi võ mưu cao - thầy trò hội tướng đi thị sát Hoa Lư phủ, Thái Bình phủ, Hưng Yên phủ. Về đến Ngẫu Trang trời đổ mưa to gió lớn nước dâng cao, thầy trò cắm thuyền nghỉ tại nơi miếu thờ, thắp hương an toạ độ đường. Đến canh ba, ba anh em họ Phạm đang ở ba lều canh nhìn về miếu chính (sau này Tam Công tôn tạo thành nơi thờ Ông Voi thần, thờ Phật gọi là chùa Ngẫu Trang) thấy có đám mây vàng bay thấp, áng lóng lánh thì cùng nhau chạy tới, kháo nhau rằng: Có Thánh nhân đến, liền dắt nhau vào nơi tôn nghiêm, ngó thấy một người ngủ bên trên có rồng vàng ấp bên tả, bên hữu; ngó phía dưới có nhiều người đang ngáy như sấm. Liền về sắm lễ vật hương khói ra miếu chính vừa lạy vừa kêu. Đúng giờ Tý họ Đinh tỉnh giấc ra hỏi: Nhà ngươi đây họ tên gì mà cảm phục Đinh Bộ ta?

Cả nhà họ Phạm sụp lạy mà thưa rằng: Tam Công ta nghe chí đức của Bệ hạ từ lâu, nay đã gặp xin kính lạy, kính lạy. Rồi kính lạy cha xin theo Bệ hạ để được sai bảo, muốn được cùng chư thần khôi phục cảnh Nam Bang.
Đinh Bộ Lĩnh cả cười mà rằng: Kính quý, kính quý! Rồi cùng nhau thắp nhang; bàn thổ sự Nam bang mấy ngày liền chưa hết.

Lúc này một sứ quân của Phòng Yết đóng ở Đằng Châu có gia nhân mật báo. Biết họ Đinh đang hội tướng ở ấp Ngẫu Trang. Canh 3 kéo vây định diệt họ Đinh. Lại có nho sinh cấp báo; Tam Công dẫn anh em nho võ đến giải vây cứu Đinh Bộ Lĩnh ra miếu lều Đông Nam, cùng nho tướng bơi thuyền dẫn Ngài phi hành về sông Cầu Tụng chí bái biệt ngày thanh sạch đón nghênh tam quân cùng quân nho sinh thượng võ về hội tụ.

Phòng Yết không bắt được nhà Đinh, cho quân quay lại cướp phá ấp Ngẫu Trang bị Tam Công cùng hội quân đánh đuổi, bỏ hết của cải người thương vong, lại dùng thuyền chạy thoát thân. Anh em nho sỹ cùng nhau kéo xác giặc cỏ chất thây trên gò cao trước Cấm Đình, rồi hô hào lấp đất lên, từ đó Tam Công gọi đó là gò Đông Nam cửa Cấm là Đống Giặc. Còn các nho sinh đã bỏ mình cứu họ Đinh thì đem xác về cửa Cấm mai liệm, tế lễ 7 ngày, 7 đêm rồi đem táng tại cồn đất phía Tây Bắc làng và Tam Công đặt tên cho đất đó là Cồn Đất Keo Sơn Gắn Bó.

Tam Công chọn ngày bái biệt cha cùng hội tụ quân sỹ quanh vùng, đúng ngày hẹn đến dưới trướng Đinh Công. Đinh Công thu lập được nhiều tướng giỏi từ Ái Châu đến các tù trưởng, các hào kiệt, ấp điền cùng đồng lòng dấy binh tôn Đinh Bộ Lĩnh làm vua, vua Đinh phong cho:
- Nguyễn Bạo làm Đại nguyên súy.
- Đinh Lý Trịnh Thân làm Đại tướng quân.
- Phạm Công Đinh làm Thống lĩnh thủy bộ tiền quân kiêm Điều hộ học quân.
- Phạm Công Thanh là Pháp sư mưu thần Tham tán.
- Phạm Công Hoài là Tham tán mưu thần
cùng 4 vạn quân chia làm 3 đạo đi dẹp sứ quân toàn thể Nam Bang.

Tam Công dẫn hai vạn quân đi dẹp Đằng châu sứ quân Phòng Yết là mạnh nhất, nghĩa quân thủy bộ từ hai phía đổ vào oai phong lẫm liệt đánh tan cát cứ Đằng châu bắt sống Phòng Yết, các sứ quân khác đều bị đánh bại và tan rã. Đinh Bộ Lĩnh hạ lệnh hồi quân. Hội đồng chủ tướng khao thưởng 3 quân khai khúc khải hoàn. Đinh Bộ Lĩnh tự xưng làm vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng* đóng đô ở Hoa Lư, Trường Yên, xuống chiếu yên dân dựng nước. Trần Lãm tức Trần Minh Công được vua nhận làm tứ thân. Trần Minh Công xin lui về Thái Bình phủ, Kỳ Bá tổng để làm ăn sinh sống khi nào thác thì phong cho làm Thần Hoàng nơi miếu tổ Kỳ Bá rồi phong cho:
- Phạm Công Đinh là Thượng Thiên Đại Vương.
- Phạm Công Thanh là Thanh Lãng Đại Vương.
- Phạm Công Hoài là Hoài Nhân Đại Vương.
Ban cho Đinh Công chức Viên quan thị bộ Thái y viện, Thanh Công chức Pháp sư quan thầy, Hoài Công chức Võ quan Đại Vương.
Rồi ban cho một cờ thần 4 người khiêng cho thuyền thủy, ngựa bộ, ban cho các trang sỹ có công. Ban cho Hoàng Công có công nuôi dạy Tam Công là Thân vương. Rồi ban Sắc Chỉ cho Tam Công cùng 50 thân sỹ hưởng thanh bình tại ấp Ngẫu Trang. Quân tướng về nơi cư ngụ vinh quy bái lạy cha già rồi đem lộc vua ban xây dựng nơi đền miếu cổ thành chùa thờ phật của ấp, xây cấm đình để làm nơi thờ thần đất và cất giữ Sắc Chỉ vua ban. Rồi cho đào giếng mắt thần hứng nước mưa từ mái cung cấm, đất mắt rồng, mũi rồng cho dân chúng lấy nước thượng thiên dùng cùng ngũ cốc. Xây dựng lại 3 ngôi lều trại thành 3 miếu thờ thần linh, thần xà giữ đất ấp làng. Công Hoàng bàn giao Ông Voi cho Đinh Công. Giao thanh Long Đao cho Hoài Công. Giao cây bút cho Phạm Công. Rước lên đài thờ trên cung cấm, cùng cờ xí vua ban, rồi mời các quân sỹ nay đã là giai đinh trong ấp về khao đãi và bái biệt cư dân đưa cha già vãn hồi Yến Vỹ trang cố hương để bái gia tiên thân mẫu.

Cha con đang vãn cảnh sông núi điệp trùng nơi cố hương. Nơi Tích Hương sơn động Yến Vỹ, nơi thiên hà bình sơn chưa hết 3 mùa xuân thì than ôi thân phụ đã về với tiên tổ ở tuổi 90. Tam Công thờ khóc cha thảm thiết rồi đặt cha nơi đỉnh núi phía Tây Nam nhìn về ngã ba sông nơi nhà Đinh đóng cố đô sầm uất - bên cạnh mẫu thân đi sớm rồi dựng 1 thao lưu ghi nhớ công ơn cha mẹ để thường xuyên đèn nhang cúng tế.

Hết 3 năm tang cha, Tam Công bái lạy cha mẹ tổ tiên, quê hương rồi trở về ấp Ngẫu Trang Yến Vỹ. Nơi cư ngụ mà 3 vị đã lớn lên và lập công cũng từ nơi ấy. Tam Công trở lại chốn xưa, phân công nhau, người coi địa chí dinh lũy, người dạy chữ thánh hiền cho dân, người làm thuốc để cứu giúp người khó, khuyên răn dân y việc canh nông cấy cày, đời sống nhân dân được yên thịnh, 3 ngài chia nhau ngự 3 nơi miếu thần thanh thản vịnh thơ rằng: Trướng gấm ngây hình Hoa Lư dây Gác tía lầu trang tự Yến Trang Đất thiêng hun đúc thiên mệnh nhỏ Một chốn an cư thật dài lâu Nhớ công ơn son sắt của Tam Công, hàng năm Đinh Tiên Hoàng lấy ngày đầu đến ngự đêm tại nơi đền miếu ấp Ngẫu Trang mồng 2 tháng giêng âm lịch. Ngày vua Đinh được giải vây bằng gươm giáo của nho sinh do 3 anh em họ Phạm cầm đầu, vua Đinh sai sứ thần đem lễ vật: Củ dứa gọi là cục phết, bông lau làm cờ đến Ngẫu Trang cúng tế đất trời, thông công cho Tam vị Đại Vương là con trời xuống giúp vua lập nước yên dân, ngài cho mở yến tiệc khao đãi dân binh, mở hội cho các dân binh múa gươm giáo, tranh đoạt đầu giặc đem đến đống phết hành thích, phất cờ lau để tưởng nhớ những ngày chinh chiến vua tôi lén lách trong lau sậy diệt giặc loạn để nhớ ơn Tam Công cùng chư vị anh hùng hồn siêu phách lạc hâm hưởng phù hộ cho ấp thôn đầm ấm trù phú. Thấm thoắt mấy chục năm đã qua Tam Công đã quá tuổi lên lão - vào những ngày ở tuổi cổ lai hy Tam Công đem sổ thiết lập cung số ghi tên làng vào bia đá tích thần, chọn quẻ càn khôn, chọn ngày Mão giờ Dần đem táng tứ vật thần ban về với đất vĩnh cửu cũa đất Yến Vỹ trang Đại Ngẫu giữ yên ấm địa chí vĩnh cửu ngàn đời sau rằng:
- Tù trưởng làng cùng giai đinh rước cờ ra táng tại cồn đất cao nhất tại cổng làng và đặt là đống Lá cờ.
- Giai đinh theo Đinh Công mang Ông Voi đã được yểm đảo ra táng tại phía Tay Bắc làng, đầu chầu về Đô La Thành, đuôi là chính đất Đại Ngẫu
- Thanh Công cùng giai đinh mang cây bút thần cắm dưới biên giao phía đông làng và phán rằng: "Một nghìn năm sau đất Yến Vỹ này có nhiều quan nho, quan y hiền hoà. Ai thất đức có làm quan cũng khỏi luân hồi".
Còn vị Hoài Công không táng thanh đao để phát quan võ lại gác lên đài miếu phía Tây Nam.

Tam Công chọn ngày lành tháng tốt cùng gia nhân bô lão trong làng, ấp mở tiệc lập đàn tế lễ cúng tiến đất trời, khao đãi ấp Chạ. Có dân binh cùng các phủ đường ăn uống với dân bản Chạ, xong cuộc đàm đạo vui mừng còn chưa vãn hồi thì trời đất bỗng u ám, mây đen mù trời, mưa to gió lớn, sấm chớp lưng trời. Thấy điều lạ, Tam Công vái trời đất, vái bài vị cha mẹ, vái cung cấm đình làng, vái về đất Hoa Lư, Trường Yên. Đứng giữa bờ giếng mắt rồng làng ấp Ngẫu Trang vái lên trời, bỗng có đám mây hồng vàng phủ kín sân cung cấm ấp Ngẫu Trang, đám mây bay bồng bềnh lên cao dưới ánh sáng chớp đan vào nhau sáng lưng trời. Trời bỗng quang, mây tan, mưa tạnh trăng sáng vằng vặc, Chạ ấp cùng bô lão đổ ra sân thì than ôi Tam vị Phạm Công đã nan y về trời, dân làng vái lạy trời đất minh thiêng rồi sai người phi mã thỉnh tới kinh kỳ. Vua sai sứ giả cùng thầy pháp sư đến Ngẫu Trang lập đàn cúng tế cầu siêu tắm rửa thi hài Tam Công rồi sai 2000 gia binh dã vu hồi quê: Trang phục lễ chỉnh tề cùng gươm giáo chắc tay thỉnh lễ bên linh cữu 3 ngài đủ 7 ngày 7 đêm rồi đem ra táng tại gò đất Miễu gọi là gò Tam vị Thánh Hoàng yên nghỉ vĩnh hằng. Nơi cung cấm Đại Ngẫu được sứ thần đặt bài vị ba ngài, từ ấy cung cấm đình của ấp Yến Vỹ Đại Ngẫu thờ ba vị anh hùng thời Đinh cùng 3 nơi miếu thờ:
- Miếu Đông thờ Cây Bút.
- Miếu Bắc thờ Ông Voi.
- Miếu Tây thờ lá cờ đều được quan Pháp sư yểm đảo cho dân lưu giữ thờ phụng hương khói tôn nghiêm.

Sau nhiều năm gọi là mãn hạn tang Tam vị Đại Vương, vua Đinh Tiên Hoàng sai Quốc Sứ Thần là đô đốc ngự sử Trịnh Thâu đem quan Pháp sư giỏi chữ Hán cùng cưỡi voi đến Ngẫu Trang phong ban cho Tam vị Đại Vương cùng ba ngôi ngai thờ tại cung cấm đình Yến Vỹ Đại Ngẫu, phong sắc cho làm phúc Thần Hoàng ấp Đại Ngẫu. Ban ấn tín sắc phong thần cho Tam vị Đại Vương hưởng thụ ngàn năm nơi Tam vị lập công, dựng ấp đồng thời sai chuyên chở bia đá cử quan giỏi chữ Hán khắc lưu truyền lưu trữ tên tuổi công danh cha con Tam Công truyền tụng đời sau. Sứ thần cùng dân ấp xây đắp tôn tạo vững chắc lại ba nơi miếu thờ, cho rước bài vị Tam Công về ba miếu thần để nhớ những ngày đầu lập ấp cắm địa chí nơi 3 ngài làm lều coi giữ đất long chầu hổ phục của đất Yến Vỹ Ngẫu Trang. Quan sứ thần cùng dân cư ngụ trong trại ấp tấp nập cả mùa xuân lập thờ. Rồi tịnh thân tịnh khiết sắm sửa lễ vật, lập đàn cầu siêu trên mộ chí Tam vị Đại Vương tại đất Cồn Miễu cùng quân gia binh đã vu hồi quê hương đại trang nghiêm, cúng tế 7 ngày 7 đêm nguyện cầu độ trì linh ứng cho nước, cho dân, niệm bái tạ lễ vua ban Tam Thánh Hoàng, cùng bia đá sắc phong. Từ đó cung cấm đình Đại Ngẫu cùng ba nơi miếu đường hương khói tôn nghiêm, quốc đảo, dân sự, quan, dân cầu niệm uy linh chấn động, linh ứng độ thế an dân, quân binh nơi Chạ Đông cầu tụng có nhiều nho sỹ giỏi theo Tam Công giúp vua dựng nước cũng được phép sao thờ phụng Tam Công nơi miếu đường ấp Trang Ngẫu. Tam vị Đại Vương hiện diện phò vua khai quốc, phù thác về trời độ hưởng lộc Thánh Hoàng tại ấp Chạ Ngẫu minh thiêng.

Đến triều đại nhà Trần, giặc Nguyên xâm lấn nước ta với đức tài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Phụng mệnh sai chỉ của Trần Thái Tông, Quốc Tuấn phái sứ thần Trần Nhi cùng Cao Bá Thần vào cấm đình trình sứ, thắp hương cầu niệm Tam vị Đại Vương độ trì phù giúp vua giữ nước, an dân, đại phá quân Nguyên, bắt sống tướng Ô Mã Nhi. Thắng trận vua Trần Thái Tông phong sắc cho Tam Công: Vị thứ nhất: Linh Ứng Anh Triết Hiện Lược. Vị thứ hai: Anh Vũ Đại Lược Hồng Tài. Vị thứ ba: Thông Minh Tài Đạt Hồng Cận.

Đến triều Lê: Vua Lê sai sứ thần Nhĩ Phong về khói hương cầu nguyện, thần sứ vào cấm đình Ngẫu Vỹ Trang trình lễ vật, trình sứ khói hương nguyện cầu để vua Lê yên dân giữ nước vua Lê Thái Tổ đức độ giỏi giang nguyện cầu linh ứng đã đánh bại Liễu Thăng thiên hạ thái bình khao quân chuẩn tướng rồi sai sứ thần mang sắc phong ấn tín về Ngẫu Trang phong cho Tam Công chức:
Vị thứ nhất: Rực vân tế thể uy linh.
Vị thứ hai: Hùng kiệt hộ quốc an dân.
Vị thứ ba: Phá tế cương nghị anh linh.
Qua các triều đại đời đời dân chúng phụng sự quanh năm hương khói tố hảo ấm cúng uy linh bốn mùa tiến lễ ngày sinh, ngày thác, ngày tuần.

Hoàng triều Hồng phúc cửu thiên mệnh thu nguyệt. Quan Lê Như Trượng dịch tái luận cựu chính sử địa Hán sang Quốc ngữ tán hạ 1858, Thái Bình Tiên Hưng phủ bái cúng. Cũng là ngày Lê Như Trượng tôi cùng quan Ngự sử góp công, góp của xây dựng đình làng thành đình ngũ gian. Nay khánh thành đình cùng ngài Huyện Ngự Thiên phủ Tiên Hưng Thái Bình ngự thiện sau đối sử chuẩn y triện tái tuấn chiếu phả. Sử phả này có trong bộ sử phả của chính sử đô quốc.

Lê Như Trượng gác nghiên ký

3- Kết luận: Lê Như Trượng ta sinh ra lúc thời loạn lạc tại phủ chúa Nguyễn thuộc đất Thuận Hoá nơi đô hội của Trung Kỳ. Ta lớn lên cùng cha mẹ, ông bà nội ngoại ở cố thành Trung Châu Bắc Kỳ nơi rừng sâu núi cao mà người ta gọi là miền sơn cước. Ta lớn lên trong chinh chiến cùng nho chữ được nội ngoại dạy dỗ cho trưởng thành đỗ khoa bảng tại Quốc Tử Giám rồi được vua ban vinh quy về chốn quê ngụ, làm Đô đốc Đồng Trị vệ quốc Thượng tướng Dận quận công Trấn thủ đốc lãnh Trung Châu Bắc Kỳ. Từ 1809 được Sắc Chỉ đem anh em đồng đảng về khu 2 trang Đại Ngẫu và hưởng lộc vua từ đó đến nay. Nay có chiếu vua về phổ biến chữ Quốc ngữ, sau những ngày yết kiến vua, ta về đây trộm nghĩ lòng ta ơn vua phù dân. Ta trình làng xin dịch bia đá làng từ chữ Hán văn sang Ngữ văn. Nay hoàn tất xin kính trình làng lại mời được quan Ngự thiên phủ Tiên Hưng, Thái Bình về ngự thiện chuẩn y triện. Sử này có trong bộ Lễ sử nhà Đinh.



Ta gác nghiên kính kính.

Ngày song thập năm Tự Đức thứ 11 (1858). Lê Như Trượng ký.


Ta là Lê Như Thượng cháu nội cụ Lê Như Trượng, cụ Đốc Trượng mất ngày 2 tháng 9 năm Ất Sửu (1865) hưởng thọ 96 tuổi. Ta sao chép bộ sử sang sách mới để lại cho con cháu y bản cụ dịch. Ngày 2 tháng 9 năm Canh Ngọ. Lê Như Thượng ký. Ta là Lê Như Thực cháu nội cụ Lê Như Thượng, cụ Chánh Thượng sinh năm Sửu Minh Mạng thứ 10 (1829) hưởng thọ 71 tuổi. Do ngày tháng ta xin sao chép y bản sử phả cụ Thượng để lại cho cháu chắt hiểu về gốc nơi cư ngụ. Ngày thượng tuần sơ nhất nhất năm 1942. Lê Như Thực tự Pháp Thắng ký

(Bản này do ông Nguyễn Hữu Hy, số nhà 93 tổ 50 phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội sao in ngày 24 tháng 01 năm 1999).

Lê Thy 

Nguồn tin: vi.wikipedia.org

-------------
Chú thích: Phòng Yết ở Đằng Châu chính là Phạm Phòng Át - Phạm Bạch Hổ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét