Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

Các vị linh thần họ Phạm thời Nguyễn

77. Phạm Văn Nhân (?-1815)
Thời: Gia Long
Miếu Trung Hưng công thần xã Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên-Huế

78. Phạm Văn Dinh
Thời:
Gia Long
Đình Thắng Tam, Tp Vũng Tàu

79. Phạm Văn Điển (?-1842)
Thời: Minh Mạng
Đình Phước Hội, xã Suối Đá, Dương Minh Châu, Tây Ninh

80. Phạm Đăng Hưng (1765-1825)
Đức Quốc công
Thờ ở Phú Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên-Huế và quê Gia Định (gò Sơn Quy xã Long Hưng, thị xã Gò Công, Tiền Giang), phối thờ Quốc Thái phu nhân

81. Phạm Đình Trạc
Phạm Văn Lưu

Thời: Nguyễn
Đền Tam Trung, xã Gia Cung, Thạch An, Cao Bằng

82. Phạm Xuân Quế (?-1861)
Hình bộ Tả thị lang, tán tướng quân vụ Nam Kỳ
Thời: Tự Đức
Đình Lũ Phong xã Quảng Phong, Quảng Trạch, Quảng Bình

83. Phạm Văn Thanh
Quê xã Mạn Trung, Giao Thủy, Nam Định
Thời: Tự Đức
Đền Dưỡng Trực, Tiền Hải, Thái Bình
chánh tổng khai hoang lập xóm thời Nguyễn Công Trứ

84. Phạm Văn Nghị (1805-1881)
Đền Quỹ Nhất, xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Hưng, Nam Định
Thôn Tam Đăng, xã Yên Thắng, Ý Yên, Nam Định

85. Phạm Thận Duật (1825-1885)
Đại thần Viên cơ mật, hiệu Vọng Sơn, tự Quan Thành
Đền thờ, nhà bia ở thôn Yên Mô thượng, xã Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình

86. Phạm Thị Tảo
bà Tú Lường
Thành hoàng làng
Tham gia Cần Vương
Đền ở thôn Đạo Lý, xã Lý Thành, Nghệ An

87. Phạm Văn Chí
cuối thế kỷ 19
Đình Bình Hòa, quận 6, Tp Hồ Chí Minh

88. Phạm Đình Toái (1818-1901)
Thành hoàng
Có công lập làng mới Tân Mỹ sau gọi là Đồng Xuân tổng Quỳnh Lâm huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

89. Phạm Hồng Thái (1895-1924)Đình Mỹ Hòa, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh thờ người có công trong các phong trào yêu nước chống Pháp

Tháp Bút

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2009

Thư viện gia đình của nhà GS Phạm Đức Dương


Vị giáo sư và thư viện gia đình

TP - Sáng vẫn cặm cụi lên giảng đường dạy sinh viên, tối về miệt mài với những công trình nghiên cứu, Câu chuyện về những cống hiến cho khoa học của GS.TS Phạm Đức Dương là những kỳ tích.

43 năm và 3 viện nghiên cứu


Giáo sư Phạm Đức Dương và thư viện sách gia đình của mình
Năm 1963, GS Dương tốt nghiệp khoa Ngữ văn (ĐH Tổng hợp) rồi sang học tiếp ở Nga, làm Trưởng ban Ngữ âm và Ngôn ngữ dân tộc. Ý tưởng xây dựng Viện Ngôn ngữ học được GS Phạm Đức Dương nung nấu từ những năm đó. Năm 1970 về nước, nhờ những kiến thức được học ở Nga, ông cùng cộng sự bắt tay ngay vào việc xây dựng Viện Ngôn ngữ học. Sau một năm Viện Ngôn ngữ học, thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước ra đời.

Đến năm 1975, đất nước thống nhất, chưa kịp nghỉ ngơi GS lại được cấp trên giao nhiệm vụ mới “xây dựng Viện Đông Nam Á tạo điều kiện thiết lập mối quan hệ với các nước trong khu vực”. Công việc xây dựng Viện được GS Nguyễn Khánh Toàn (Viện sĩ-Chủ nhiệm UBKHXH VN lúc bấy giờ) giao cho GS Dương triển khai.

GS Dương nhận nhiệm vụ với những khó khăn chồng chất “không con người, không tài liệu… đặc biệt khó khăn nhất là không có phương pháp. Xây dựng một ngành khoa học mang tính khu vực đòi hỏi phải có được sự tương quan toàn diện, tổng quan về các lĩnh vực văn hóa, khảo cổ, ngôn ngữ, văn học…, sự giao thoa giữa văn hóa các nước trong khu vực”- ông nói.

Khó khăn nối tiếp khó khăn, lần lượt những người đương nhiệm các chức Trưởng ban ngành Đông Nam Á học Việt Nam (GS Cao Huy Đỉnh) mất, Phó ban (GS Phan Gia Bền) chuyển công tác vào thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả công việc chồng chất một mình GS Phạm Đức Dương gánh vác, hết làm Trưởng, rồi Phó ban ngành Đông Nam Á học Việt Nam.

“Trong bối cảnh bao cấp một mình anh Dương đã phải tự tìm và thuyết phục những chuyên gia, GS về làm không lương cho Viện như GS Phan Ngọc, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, rồi lặn lội vào Nam, đi các tỉnh khác tập hợp sách xây dựng thư viện cho Viện ĐNA. Khi đã có cơ sở vật chất GS lại phải trăn trở, mày mò để xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu”. Phó GS Trần Quốc Trị (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á) cho biết.

Năm 1983, Viện Đông Nam Á được thành lập, GS Phạm Đức Dương trở thành Viện trưởng đầu tiên. Chưa dừng lại ở đó, nhận thấy cần nhân rộng ngành Đông Nam Á học, đưa vào giảng dạy ở các trường đại học cho sinh viên, GS Dương còn ấp ủ lập Hội Khoa học Đông Nam Á.

GS Trần Quốc Trị nhớ lại: “Đây là tổ chức phi chính phủ vì vậy hoàn toàn không có sự hỗ trợ của Nhà nước, thầy Dương đã căn dặn chúng tôi “mọi người phải đặt cho mình “bốn chữ tự”: Tự bày lấy công việc mà làm; tự tìm người làm đội ngũ nghiên cứu; tự kiếm lấy tiền mà hoạt động; tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bốn cái “tự” ấy đặt ra áp lực lớn, đòi hỏi lớn, nhưng chính vì vậy tất cả đều phải có quyết tâm rất cao”.

Năm 1997, mong muốn của GS Dương trở thành hiện thực, Hội Khoa học Đông Nam Á được thành lập, ông làm chủ tịch hai khóa đầu tiên. Thời gian sau đó một mình GS lặn lội với những chuyến thực tế, điền dã dân tộc tìm tài liệu nghiên cứu, đặt quan hệ, mở các cuộc hội thảo, trao đổi văn hoá với các viện, trung tâm nghiên cứu về Đông Nam Á trong khu vực và thế giới.

Thư viện nhà phục vụ công cộng

Căn gác nhỏ của GS được tận dụng tối đa để chứa sách, trông cơ ngơi sách đồ sộ với gần một vạn đầu sách ít người tin rằng ban đầu chỉ vẻn vẹn có… 13 cuốn. “Đó là vào năm 1973, thời điểm tôi bắt đầu bước vào nghiên cứu về Đông Nam Á, sau này sang Nga học, tôi xin được mấy ngàn cuốn, rồi sang Mỹ xin thư viện Quốc hội Mỹ, năm 1975 tôi tiếp tục vào miền Nam tìm sách, được khoảng ba, bốn tấn gì đó rồi gửi tàu hải quân chở ra Bắc. Tất cả số sách đó đều được chuyển vào thư viện của Viện nghiên cứu Đông Nam Á”-Giáo sư Phạm Đức Dương kể lại.

Tám năm mở cửa, thư viện của GS chưa ngày nào vắng bóng sinh viên đến đọc sách, nghiên cứu tài liệu. Hàng tuần căn gác nhỏ ở khu tập thể KHXH thầy trò tụ hội uống trà đọc sách “sách là niềm vui của tôi từ nhỏ, bây giờ được chia sẻ với sinh viên niềm vui đó được nhân lên nhiều lần”- Giáo sư tâm sự.

Thư viện của GS Phạm Đức Dương ngày càng có sức hấp dẫn sinh viên vì đến đây, ngoài việc được đọc những cuốn sách hay, sinh viên còn được GS hướng dẫn cho nhiều thứ như làm tiểu luận, làm luận văn, phương pháp tiếp cận văn hóa, tổ chức seminar về khoa học…

Căn phòng GS chia làm ba ngăn thì cả ba đều kê sách kín chỗ, tất cả đều được phân loại, dán số thứ tự, ghi tiêu đề, lưu vào máy tính cẩn thận “làm như thế sinh viên đến tra sách, cần cuốn gì có thể tìm rất nhanh”-GS giải thích.

Trên 7.000 đầu sách GS đang lưu giữ có nhiều bộ toàn tập cả sách trong nước và nước ngoài, sách cổ và sách hiện đại. Có thể liệt kê một vài bộ như tuyển tập trọn bộ Lịch sử tư tưởng phương Đông, Tuyển tập Mác, Tuyển tập Lê Nin, Phan Bội Châu, Tấn trò đời… và nhiều bộ sách Nga, Pháp, Trung Quốc…Trong số đó còn có hàng chục bộ sách cổ rất quý mà thầy sưu tầm được nhiều nơi qua các chuyến điền dã ở Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, Lào…

Từng được GS Dương hướng dẫn bảo vệ TS Nguyễn Trí Sơn cho biết “Thư viện thầy còn có hơn 400 luận án bảo vệ tiến sĩ, thạc sĩ về nhiều ngành… mà thầy đã bỏ công sưu tầm, xin, giữ lại sau khi hướng dẫn cho học viên bảo vệ xong trong suốt hơn 20 năm”.

Khi đề cập đến tương lai của thư viện gia đình, GS bộc bạch “Tôi dự định sau khi nghỉ quản lý, tôi sẽ xin một ít tài trợ, tu bổ nâng cấp cái “tủ sách” nhỏ này, rồi chuyển giao nó cho Viện Khoa học Đông Nam Á sử dụng. Tri thức mình không thể giữ làm của riêng được, nó cần được chia sẻ cho mọi người”.

Lâm Hoài

Nguồn: Tiền phong online

---------------------

Địa chỉ nhà GS Phạm Đức Dương: nhà số 2 C4, Khu tập thể KHXH&NV, Kim Mã Thượng, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04 3762 9128
Email:phamducduong1030@yahoo.com

Bài liên quan:
GS TS Phạm Đức Dương - thầy tôi
Chân dung GS Phạm Đức Dương

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

Đoàn Việt Nam dành 5 Huy chương bạc thi Vật lý quốc tế


Từ trái sang: Nguyễn Phan Minh, Phạm Văn Quyền, Nguyễn Đình Tùng, Phạm Thành Long, Vũ Hồng Anh. Ảnh: Bích Ngọc

VIETNAMNET: 5 chàng trai Olympic của Việt Nam đã "rinh" 5 Huy chương Bạc Vật lý quốc tế về đến sân bay Nội Bài chiều 22/7.

Thầy trưởng đoàn Nguyễn Thế Khôi cho biết, khá hài lòng với kết quả đoàn Việt Nam dành được. 5 HS trình độ rất đồng đều nhau và đúng với kết quả học tập của các em. Trước khi lên đường chúng tôi rất lo lắng vì chuyến đi kéo dài 48 tiếng đồng hồ, đây lại là đất nước bùng phát dịch cúm A/H1N1.

Vũ Hồng Anh - HS lớp 12 Trường THPT năng khiếu Trần Phú (Hải Phòng) xuống sân bay trong tâm trạng khá vui vẻ nhưng vẫn mang chút "ấm ức".

Còn nhớ năm 2001-2002, anh trai của Hồng Anh là Vũ Ngọc Minh đã đoạt HCV Toán quốc tế. Lúc đó, Hồng Anh chỉ là một cậu bé 10 tuổi, cứ đứng mân mê chiếc huy chương treo trên cổ anh.

Hồng Anh kể, khi lên đường đi thi đã mang trong mình một niềm tin cháy bỏng là sẽ phải đoạt bằng được HCV để "đọ sức" với anh.

Mẹ của Hồng Anh, bà Chu Vân Huyền cho biết, kém anh trai 7 tuổi nhưng lúc nào cũng ganh với anh trong học tập, nếu kém anh là "ấm ức" lắm.

Dù là người đạt điểm cao nhất trong toàn đoàn nhưng Hồng Anh vẫn thiếu mốc HCV 4 điểm do quá cầu toàn trong làm bài.

Hồng Anh cho biết, sau đây sẽ vào học Đại học tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) và mong ước sẽ được đi du học ở Mỹ.

Lặn lội một mình từ Đà Nẵng ra đón con, bà Nguyễn Thị Vinh Hòa hồi hộp ngóng dáng cậu con trai Nguyễn Đình Tùng - HS lớp 12 chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng).

Đoạt được HCB Olympic quốc tế là ngoài mong đợi của gia đình, bà Hòa phấn khởi nói. Bà Hòa cho biết: chủ yếu là Tùng tự giác học. Nếu không hiểu vấn đề gì thì Tùng hỏi thêm bố, nhưng cũng chủ yếu là học ở trường, học thầy, học bạn để tiến bộ.

Tùng có nguyện vọng vào học tại Trường ĐH Đà Nẵng, khoa Xây dựng, sau này trở thành giáo sư của ngành Vật lý.

Được cả gia đình, nhà trường và bạn bè lên đón từ rất sớm là chàng trai đến từ Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương - Phạm Thành Long. Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhị hồ hởi: đây là giải Bạc đầu tiên của tỉnh.

Khi Long đi thi, tâm thế ở nhà cũng hy vọng sẽ dành huy chương vì thấy cháu khá bản lĩnh và tự tin, đã qua thử lửa, ông Phạm Hữu Lang - bố của Long - chia sẻ. Trước đó, Long đã dành HCB Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương.

Bạn học của Long đều tin rằng bạn sẽ dành được huy chương. Long là một HS thông minh, luôn muốn vươn lên trong học tập, học giỏi toàn diện, chơi hòa đồng với các bạn trong lớp và cũng là một tay ghi-ta khá "cừ khôi".

Cô chủ nhiệm Quỳnh Anh còn tiết lộ: không những giỏi các môn tự nhiên, điểm Văn của Long cũng gần đạt 8,0. Trung bình môn lớp 12 Long đạt 8,6.

Long cho biết, sau đây sẽ vào ĐH Công nghệ, học Điện tử viễn thông. Mong muốn của Long là trở thành một kỹ sư về Vật lý.

Mẹ của bạn Phạm Văn Quyền, lớp 11 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) lại có một nỗi lo khác khi con trai đi thi. Quyền nhỏ tuổi nhất đoàn, nên khi con bước chân lên máy bay đi thi, gia đình nửa mừng nửa lo: "Mừng vì cháu được đi thi quốc tế, lo vì đường đi dài, con còn dại, chưa va vấp cuộc sống".

Gia đình không có điều kiện, bố là bộ đội mất sức, mẹ phụ trách mầm non xã nhưng cũng về nghỉ hưu. Nhà đông con, 5 anh chị em nên Quyền đi học gia đình phó mặc hoàn toàn vào nhà trường.

Thầy Phó Hiệu trưởng Lương Văn Thủy cho biết, Quyền học tập rất chăm chỉ, có ý chí, dù gia đình không khá giả, phải trọ học xa nhà (trường cách nhà gần 30 km).

Nguyễn Phan Minh - hay còn gọi là Minh "nhí" - lớp 12 Trường THPT năng khiếu, ĐHQG TP.HCM về đến sân bay Nội Bài trong tâm trạng rất vui vẻ và hoạt bát. Có thể nói Minh gần như là con nhà "nòi" về môn Vật lý khi cả bố và mẹ đều là giáo viên của chuyên ngành này.

Mẹ Minh, bà Phan Lệ Diễm cho biết, Minh học giỏi từ nhỏ và rất tự giác học. Ngày học cấp 1 đã được lĩnh thưởng đến hàng trăm quyển vở viết.Điểm trung bình của Minh năm lớp 12 đạt 9,6, học giỏi đều các môn từ tự nhiên đến xã hội.

Ở nhà, Minh rất hiếu thảo. Mẹ bị bệnh nan y nên Minh càng chăm ngoan và tận tâm với mẹ hơn. Ước mơ của em là được đi Mỹ học và trở thành Tiến sĩ ngành Điện tử viễn thông.

Bảo Anh
Nguồn tin: http://vietnamnet.vn/

Tin vui của đoàn Việt Nam từ cuộc thi Olympic Toán quốc tế 2009



Từ trái qua phải: Hà Khương Duy, Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Xuân Cương, Tạ Đức Thành, Phạm Hy Hiếu, Phạm Đức Hùng.

VIETNAMNET:- Sau bao nhiêu hồi hộp chờ đợi, cuối cùng chiếc máy bay trở đoàn thí sinh dự thi Olympic Toán quốc tế 2009 của Việt Nam đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài sáng sớm ngày 25/7. Đó cũng là lúc những giọt nước mắt hạnh phúc và sự tự hào đang trào dâng của biết bao con người.

“Lâu lắm rồi mới lại vui đến thế!”

Trong 6 thí sinh của đoàn VN đều đạt giải trong kỳ thi này: 2 HCV thuộc về Hà Khương Duy (lớp 12 khối THPT chuyên toán - tin, Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) và Phạm Đức Hùng (lớp 11 Trường THPT Trần Phú, Hải Phòng); 2 HCB thuộc về Phạm Hy Hiếu (lớp 11 toán Trường phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM) và Nguyễn Hoàng Hải (lớp 12 Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc); 2 HCĐ thuộc về Tạ Đức Thành (lớp 11 Trường THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ) 19 điểm và Nguyễn Xuân Cương (lớp 12 Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) 16 điểm.

Bước ra khỏi phòng làm thủ tục đầu tiên là thầy trưởng đoàn Hà Huy Khoái. Đã là năm thứ 2 làm trưởng đoàn dẫn các em đi dự giải Toán quốc tế, thầy Khoái nhận định: “Nhìn chung đoàn chúng ta cũng không thua kém nhiều so với các đoàn khác trên thế giới. Có chăng là năm nay các em đều lần đầu tham dự nên tâm lý còn chưa tốt, ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả”.

“Chưa năm nào một huyện miền núi, đời sống còn vô vàn khó khăn như chúng tôi lại được đón nhiều niềm vui cùng lúc đến như vậy.

Toàn huyện có 5 giải quốc gia các cấp. Còn giải quốc tế thì lâu rồi cả tỉnh Bắc Giang mới có trường hợp em Duy”- Ông Trịnh Quang Đạt, Phó phòng GD-ĐT huyện Yên Thế, Bắc Giang.


Thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của các cơ quan báo đài chính là hai em Hà Khương Duy và Phạm Đức Hùng. Chia sẻ về hai tấm HCV vừa đạt được, cả hai chàng trai này đều nói đó là nhờ công lao dưỡng dục của gia đình, sự nhiệt tình dạy dỗ của các thầy cô.

Chú Hà Kim Dũng, bố Duy tự hào: “Tính cháu điềm đạm, làm việc rất chín chắn. Chú không bất ngờ với kết quả của em nó”.

Tự tin trước câu hỏi về bí quyết thành công của mình, Duy nói: “Trước hết là kiến thức phải vững vàng, tiếp tới là tâm lý khi đi thi phải thật ổn định”.

Cùng quan điểm với Duy, Hùng chia sẻ: “Lúc đầu vào thi em cũng hơi căng thẳng nhưng lúc bắt tay vào làm bài thì đầu óc mình chỉ còn biết tới môn Toán mà thôi”.

“Phải sống xa nhà suốt mấy năm nên tính Hùng rất tự lập”- Bố em, chú Nguyễn Minh Phương tâm sự. “Bé người vậy thôi chứ Hải chơi thể thao môn nào cũng giỏi, lại nấu ăn ngon nữa”- Anh họ của em, Nguyễn Công Trình tiết lộ.

Bố mẹ là kỹ sư xây dựng nên từ nhỏ, Hùng suốt ngày bám lấy ông bà nội. Lóc cóc đạp xe đưa cháu đi học từ năm lớp một tới lớp bảy, ông Phạm Văn Tằng, 75 tuổi, ông nội em hiểu rõ tính tình của cậu cháu đích tôn mình lắm: “Hùng tính điềm đạm và quyết đoán nên ông rất tin tưởng vào chuyện học hành của cháu.

Bà Phạm Thị Liên, bà ngoại của Hùng bảo: trong tất cả các cháu của bà, Hùng là cháu học khá nhất. Mấy hôm nay, sốt ruột đợi ngày đón cháu, bà cứ phấp phỏng, chẳng ngủ yên giấc.

Đến chờ sớm nhất trong các đoàn là đoàn đón em Nguyễn Hoàng Hải (lớp 12 Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc). Vui mừng vì cháu đoạt giải cao, dù đã 76 tuổi song hai cụ Bùi Thị Tính, bà nội và Bùi Thị Sứ, bà ngoại Hải cũng quyết đi ra tận sân bay đón cháu.

Bà nội của Hải chia sẻ: “Cả đời bà chưa một lần nào được ra sân bay lớn như thế này. Mà lại được đón cháu mình nên dù say xe bà cũng phải đi. Đời bà như thế là thỏa lắm rồi”.

Trong 6 thí sinh, Nguyễn Hoàng Hải người nhỏ tuổi nhất, bé nhất và rụt rè... Hải tiếc nuối vì nếu bình tĩnh hơn, chắc điểm của em không chỉ dừng lại ở con số 25.

Văn Chung
Nguồn: http://vietnamnet.vn/

Các vị linh thần họ Phạm thời Lê

43. Bảy vị thần họ Phạm
(có phải là 7 anh em Phạm Luận?)
Thời: Khởi nghĩa Lam Sơn
Làng Nghìn, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Thờ: Bát thị Tiên tổ (tám vị tổ của tám dòng họ có công lập làng) và bảy vị thần họ Phạm có công giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh

44. Phạm Luận (?-1421)
bảy anh em họ Phạm (Phạm Luận, Phạm Thọ, Phạm Thành, Phạm Tường, Phạm Tụng, Phạm Kế và Phạm Thị Phương)
Thời: Khởi nghĩa Lam Sơn
An Thủy xã Hiến Thành, Kinh Môn, Hải Dương thờ: Phạm Luận, Phạm Tụng
Đền Ngư Uyên (đền Cả), xã Long Xuyên huyện Kinh Môn, Hải Dương và thôn Vụ Nông xã Đại Bản, huyện An Hải, Hải Phòng thờ 7 anh em Phạm Luận
có công chống giặc Minh.

45. Phạm Thị Ngọc Trần (1386-1425)
Cung Từ hoàng hậu
Thời: Khởi nghĩa Lam Sơn
thờ ở xã Thịnh Mỹ, Lôi Dương, Thanh Hóa
Đền Hiến Nhân huyện Thọ Xuân
Đền Cung Từ Hoàng hậu xã Thọ Diên

46. Phạm Bôi
Thời: Lê Thái Tổ
Đình Đông Linh, xã An Bài, Quỳnh Phụ, Thái Bình

47. Phạm Đình Liêu
quê gốc Nguyên Xá, Lam Sơn
Sử có ghi là Phạm Văn Liêu
Thời: Lê Thái Tổ
Đình Dục Nội, xã Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội: Đông Lang, Thiên Cương, Phúc Liêu (?): có công trong khởi nghĩa Lam Sơn, giết Liễu Thăng ở ải Chi Lăng
thờ ở thôn Chùa, xã Xuân Hương, Lạng Giang, Bắc Giang

48. Phạm Đức Hóa
Hoa Phong hầu, phò mã
Con vị tướng quê Thanh Hóa tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
Thời: Lê Thái Tổ
Thành hoàng làng Mãn Triều xã Xuân Hương, Lạng Giang, Bắc Giang
Họ Phạm xóm Chùa
(Phạm Đức Hóa và Phạm Đình Liêu là một?)

49. Phạm Việt
Lập nên Làng Cẩm La, Yên Hưng, Quảng Ninh
Thời: Lê Thái Tổ năm Thiệu Bình thứ nhất (1434)
gốc làng Đồng Lầm, phường Kim Hoa, kinh thành Thăng Long (nay là phường Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội)
cùng 2 vị anh em họ Dương lập làng Cẩm La

50. Phạm Niên
Phạm Đới

Học trò Thám hoa Lương Nhữ Lộc – ông Tổ nghề khắc ván in
Đình Sinh thôn Hồng Lục, xã Tân Hưng, Tứ Kỳ, Hải Dương
Chùa ở Liễu Tràng

51. Phạm Thị Ngọc ĐôQuê miền Nam
Bà Tổ nghề dệt lĩnh
Thời: Nhà Lê
Đền Thiên Nam, Trích Sài, Hà Nội
Miếu bà chúa Lĩnh


52. Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Phạm Thị Nga (1434-?) nên gọi là tiên Nga
(Mẫu Liễu đầu thai 3 lần trong các gia đình: Lần 1: họ Phạm; Lần 2: họ Lê sinh năm 1557; Lần 3: họ Mai sinh năm 1650
Thời: Lê sơ
Phủ Dày ở xã Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định
Phủ Quảng Cung ở xã Yên Đông, Ý Yên, Nam Định
Phủ Sòng Sơn ở Hà Trung, Thanh Hoá
Phủ Tây Hồ, Hà Nội
Đình Cổ Lương (28 Nguyễn Siêu, Hà Nội)
An Thái, Vụ Bản, Nam Định
Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội
Làng Chính Lữ, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn
Làng Khương Dụ, huyện Yên Mô, Ninh Bình

53. Phạm Nhữ Tăng (1422-1478)
Thời: Lê Thánh Tông
Vua Lê phong thượng đẳng phúc thần ở châu Thang Hoa
Hoàng giáp Phạm Khắc Thận (1441-?)
Thành hoàng
Thôn Cổ Trung, xã Nam Hùng, Nam Ninh, Nam Định (quê mẹ)

54. Phạm Đôn Lễ (1455-?)
Tổ nghề chiếu
Đền Phạm Trạng Nguyên, làng Hới, xã Tân Lễ, nay là xã Hải Triều, Hưng Hà, Thái Bình

55. Phạm Nguyễn Bảo
Phạm Đạo Bảo (1456-1497)?
Hưng Thịnh, Nghĩa Hưng, Nam Định
hộ giá Lê Hiến Tông đánh Bồn Man giữa đường mắc bệnh mất.

56. Phạm Kim Cập
500 năm
Quần Anh: Xã Hải Trung, Hải Hậu, Nam Định

57. Phạm Đạo Phú (1463-1530)
Xã Hưng Thịnh, Nghĩa Hưng, Nam Định
làng Phạm Xá, xã Yên Nhân, Ý Yên, Nam Định

58. Phạm Khánh
con ông Phạm Chân
Đổng công sơn linh tôn thần
Thời: Lê Trang Tông
Đền ở Cao Xá nay là xã Diễn Thịnh và Diễn Thành huyện Diễn Châu, Nghệ An

59. Phạm Tử Nghi (1509-1551)
Xã Vĩnh Niệm, An Dương, Hải Phòng (quê)
đình Vĩnh Khê, xã An Đồng, An Dương, Hải Phòng
Đình Cổ Lương (28 Nguyễn Siêu, Hà Nội) công chúa Liễu Hạnh, phối thờ Phạm Tử Nghi, Trần Lĩnh Thông
Làng Hải Yến, xã Yên Hải, Yên Hưng, Quảng Ninh

60. Phạm Công Nghi
Quê Vĩnh Niệm, huyện Nghi Dương
Linh Ứng đại vương
(cũng là Phạm Tử Nghi?)
Miếu Trung làng Quan Xuyên xã Thành Công, Khoái Châu, Hưng Yên

61. Phạm Thị Thuận
vợ Kim Sơn hầu Lê Đình Xứng
Thời: Nhà Lê
Xã Tiên Cầu, Kim Thi, Hưng Yên nay là xã Hiệp Cường, Kim Động

62. Phạm Đức Chính,
Phạm Sỹ Bân,
Phạm Sỹ Thuần

Ông tổ nghề giày dép (Ngô Thời Trung đi sứ nhà Minh)
Thời: Nhà Lê
Đền thờ 16 ngõ Hài Tượng và 40 phố Hàng Hành,
Làng Tam Lâm, xã Hoàng Diệu, Gia Lộc, Hải Dương; người làng lập ra phố Hàng Da
Có sách ghi là 3 ông: Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính, Nguyễn Sỹ Bân

63. Phạm Duy Quyết (1521-?)
Phạm tướng công
Thờ ở Hùng Khê, Tứ Lộc, Hải Dương
Đền Phạm Tướng công ở làng Kim Khê, xã Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương

64. Phạm Thọ Khảo (1543-?)
Thời: Lê Anh Tông
Thờ ở La Xá, tổng Ngọc Lâm, Tứ Kỳ, Hải Dương

65. Phạm Công Sám (Phạm Tiêm)
Phạm Trấn Tướng, Đại tư mã
Đền xã Phú Lễ, Kỳ Anh, Hà Tĩnh (nay là thị trấn Kỳ Anh)
Có cháu 4 đời là Phạm Hoành-Hổ Oai tướng quân thờ ở đền Chào, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

66. Phạm tướng công linh thần
Thờ ở thôn Cổ Bái xã Phúc Thọ, Nghi Lộc, Nghệ An
quê Hải Dương đỗ tiến sĩ, đi sứ phương Bắc, về trí sĩ lập ấp ở Cổ Bái.
Thần này có thể tên là Phạm Huy: Sứ giả Phạm Huy

67. Phạm Đà
Thế kỷ 17
Làng nghề mộc Trường Xuân, xã Trường Sơn, Đức Thọ, Hà Tĩnh

68. Phạm An Khê
Phạm Viết Kính

2 bố con là thành hoàng làng
Thời: Nhà Mạc
Xã Dũng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng
có Phạm Viết Kính quê Tứ Kỳ, Hải Dương vào năm 1588 là Đông Quận công

69. Phạm Công Trứ (1600-1675)
Thời: Lê Trung Hưng
Xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên

70. Phạm Viên
Con Phạm Chất (1623-?)
Thế kỷ 17
Xã Diễn Hùng, Diễn Châu, Nghệ An
Thần đạo giáo nổi tiếng

71. Phạm Quang Dung (1675-?)
Đình Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội

72. Phạm Công Lai
300 năm
Làng Nguyệt Biều, xã Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế
3. 7Phạm Đình Trọng (1714-1754)
Xã Phúc Thọ, Nghi Lộc, Nghệ An: Đại minh Tứ Dương Thành – họ Phạm quê Hải Dương giữ chức Khâm sai đô thống tiết chế cả quân thủy bộ (Có thể là Phạm Đình Trọng?)
Đình Khinh Dao, Chí Linh, Hải Dương
Xã An Hưng, An Dương, Hải Phòng

74. Phạm Siêu
Phạm Huy Đĩnh?
Cao Môi đại vương
nội giám ở phủ chúa Trịnh Sâm
Thời: Chúa Trịnh
Xã Cao Môi, Tiên Hưng, Thái Bình

75. Phạm Nguyễn Du (1740-?)
Đền ở Nghi Thạch, Nghi Lộc, Nghệ An

76. Phạm thị hiệu Gia Phi
Thời: Chúa Nguyễn
Đền Gia Phi ở Tp Huế

Tháp Bút

Các vị linh thần họ Phạm thời Trần

35. Phạm Ngũ Lão (1255-1320)
và vợ là Anh Nguyên quận chúa (1254-1329)
Thời: nhà Trần
Đền Ủng, xã Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên Kim Sơn, xã Tân Trào, Kiến Thụy, Hải Phòng;
Làng Hét, xã Thái Thượng, Thái Thụy, Thái Bình
Đền Trung Cốc xã Nam Hòa, Yên Hưng, Quảng Ninh
Đền Thụ Khê, xã Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng
25 Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
269 Hàng Giấy (cũ) nay là phố Hoàng Văn Thụ, Tp Nam Định
Đình thôn Châu, thị trấn Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà Nam (thờ Thủy Tinh công chúa)
Các đền thờ Đức Thánh Trần: đền Vạn Kiếp, Phủ Dày,
Ở Hà Nội: đền Hải Sơn bên bến tàu du lịch sông Hồng, đền Nghiễm Phúc ở Cầu Giấy, đền Ngọc Sơn, đền Lừ, đền Phúc Nam ở Lê Duẩn…

36. Phạm Sỹ
Dực Hồ hầu đại tướng quân
Dực Chính Tương Bình đại vương
Thời: Trần Thái Tông
Đình Châu Khê xã Thúc Kháng, Cẩm Bình, Hải Dương
Xã Hoàng Xá, Đông Yên, Khoái Châu, Hưng Yên: bốn vị đại vương tên Sỹ (Phạm Sỹ?), Chính, An, Huệ. Giúp vua Trần chống Nguyên, dẹp loạn ở các địa phương.

37. Phạm Ngộ
Thời: Nhà Trần
Xuân Nộn, Đông Anh
Đình Cả, thôn Đệ Nhất, xã Mỹ Trung, Mỹ Lộc, Nam Định

38. Yết Kiêu (Phạm Hữu Thế)
Thời: Nhà Trần
Đền Quát xã Yết Kiêu, Gia Lộc, Hải Dương.
Xã Kênh Giang, Chí Linh, Hải Dương
Đình Khuông Phụ, Tứ Lộc, Hải Dương
Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội
Phúc Thọ, Nghi Lộc, Nghệ An

39. Phạm Đình Minh
1 trong 5 ông tổ nghề rèn
Thời: Nhà Trần
Làng Cau Đương huyện Thái Thụy, Thái Bình
Rèn vũ khí chống Nguyên

40. Phạm Công Chính(?-1288)
Hy sinh trong trận Vân Đồn
Thời: Nhà Trần
Miếu Đức Ông, đảo Quan Lạn, huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh

41. Phạm Trí
Thời: Nhà Trần
Đình Ngọc Cục xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương

42. Phạm Viết Trinh
Người Cẩm Giàng
Thời: Trần Duệ Tông
Khai lập làng Xưa (An Cư) xã An Lư, Thủy Nguyên, Hải Phòng

Tháp Bút

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2009

Các vị linh thần họ Phạm thời Lý

23. Phạm Minh
Thời: Tiền Lê-Nhà Lý
Xạ Sơn (Đình Cả) xã Quang Trung, Kinh Môn, Hải Dương
Không rõ các nơi thờ Phạm Minh có phải cùng thờ một người hay không?
5 vị Thành hoàng: Đô Lỗ, thời Tiền Lê và Đào Thành, Phạm Minh (?), Nguyễn Thiết, Vũ Oai, thời Lý có công đánh giặc Ai Lao
Đình Cung Nhượng, Lạng Giang, Bắc Giang thờ Đô Thống đại tướng quân-Phạm Minh (?) giúp vua đánh Chiêm Thành bị ám sát.
Xã La Xá, Tứ Kỳ, Hải Dương thờ Ngô linh ứng đại vương - Phạm Minh (?)

24. Phạm Minh
Phạm Quản

Thời: Nhà Lý
Đình Lạt Dương xã Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội
Tướng đánh giặc ở Tuyên Thái rồi hóa

25. Phạm Ban
Thành hoàng đình Cả
Thời: Nhà Lý
(hội Lim) xã Nội Duệ, Tiên Du, Bắc Ninh
1044 đánh thắng Chiêm Thành

26. Phạm Trọng Y (1052-1077) còn có tên là Quách Y
Độc Lôi thần
Minh Uy Lôi Trấn đại vương
Thời: Nhà Lý
Núi Lôi Sơn, Hữu Biệt, Nam Đàn, Nghệ An tướng quân họ Phạm đem quân đi đánh giặc, bỗng tiếng sấm nổ vang, tướng quân bay lên trời biến mất.

27. Phạm A Lậu
Minh Tâm đại tướng
(Phạm Dật-1 trong 18 danh tướng chống Tống?)
Thời: Lý Nhân Tông
Đình Vo thôn Vô Lượng, xã Thống Nhất, Gia Lộc, Hải Dương

28. Phạm Ngọc
Phạm Hồng
Phạm Thiệu

Thời: Lý Thái Tông
Đền thờ ở Phượng Trì, Gia Lương, Bắc Ninh (có thờ Phạm Sùng)

29. Phạm Công Bình
Thời: Nhà Lý
Thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn, h.Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Xã Phú Tài, Vĩnh Lại, Hải Phòng

30. Phạm Quốc Tài
Thời: Nhà Lý
Quê làng Đê Cầu, Thuận Thành, Bắc Ninh Đồ đệ của sư Dương Không Lộ chùa Phả Lại – ông Tổ nghề đúc đồng. Được phối thờ cùng sư thầy ở nhiều nơi.
Dân quê ông được vua cho về Kinh lập nên 5 xã đúc đồng là Ngũ Xã, Hà Nội

31. Phạm Hiên
Trạng nguyên (?)
Thời: Nhà Lý
Đàn Vạn Niên (Đàn Thiện) thôn Phù Tải, xã Thanh Giang, Thanh Miện, Hải Dương

32. Phạm Tử Hư (1165-1253)
Nghĩa Xá, quận Lê Chân, Hải Phòng

33. Phạm Sùng (1167-1230) còn gọi là Phạm Cư Sỹ
Thời: Nhà Lý
Xã Ba Dư, Thanh Oai, Hà Tây thờ: Cư Sỹ (?), Tri Pháp, Đống Tẩy
Đình thôn Nhất xã Tiên Nội, Duy Tiên, Hà Nam
Có 72 nơi thờ Phạm Sùng từ Nghệ An trở ra
Có phải những nơi này thờ Phạm Cư Sỹ-Phạm Sùng?
Xã Cao Xá, Thanh Oai: Dực Bảo, Diễm Phương Quế Anh công chúa, A Lý Trình, Cư Sỹ (?)
Xã Cố Bản, Vụ Bản, Nam Định: Cư Sỹ (?), Gia Lợi công chúa, Ngọ Lang
Xã Hoàng Đạo huyện Duy Tiên, Hà Nam thờ 5 vị đại vương và 2 vị công chúa: Lôi Công, Cư Sỹ (?), Trần Quốc, Đông An, Thiên Bồng; Bạch Mai và Thủy Tinh công chúa
Xã Cốc Khê, Kim Động, Hưng Yên: Phạm Cư Sỹ (?)

34. Phạm Bình
Thành hoàng Cao Xá
con ông Phạm Lương và bà Trần Thị Bích
Thế kỷ 13
Cao Xá nay là xã Diễn Thịnh và Diễn Thành huyện Diễn Châu, Nghệ An


Tháp Bút

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2009

Các vị linh thần họ Phạm thời Tiền Lý đến thời Tiền Lê

Nhân dịp Ban liên lạc họ Phạm VN tổ chức hội nghị thường niên vào ngày 12.7.2009 tại Thủ đô Hà Nội, chúng tôi xin đăng tải tiếp thông tin về các vị LINH THẦN HỌ PHẠM. Danh sách lần này đứng đầu là Danh tướng Phạm Tu, Đại thành hoàng của Thăng Long-Hà Nội. Vị thần Đô trưởng trấn giữ Đô thành nước Việt.

8. Phạm Tu (476-545)
Đô Hồ Đại vương, Long Biên hầu, Tả tướng, Trưởng Ban Võ nhà nước Vạn Xuân.
Đại thành hoàng Thăng Long-Hà Nội
Thời: Lý Nam Đế
Đình Ngoại, xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Miếu Vực, thôn Vực xã Thanh Liệt có thờ cả song thân Ngài là Phạm Thiều và Lý Thị Trạch
Có 3 nơi khác thờ Đô Hồ đại vương nhưng hiện chưa xác định được có phải nơi thờ là Đô Hồ đại vương Phạm Tu
Xã Linh Khê, Nam Sách, Hải Dương thờ 3 vị đại vương: Uy Minh, Quy Chân, Đô Hồ đại vương (?)
Xã Hương Vân, tổng Nội Viên, huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Đô Hồ đại vương (?), Hải Tịnh phu nhân công chúa
Xã Nhân Hào Thượng, tổng Sài Trang, Yên Mỹ, Hưng Yên thờ Đô Hồ tế thế đại vương (?)

9. Phạm Khang (510-547) Tiền tướng quân
Phạm Nguyên (510-547) Trung quân Đô úy
Thời: Lý Nam Đế
Đền Mỹ Thành, Mỹ Lộc, Nam Định

10. Phạm Thị Toàn
Nữ tướng của Lý Bí
Con ông Phạm Lương
Thời: Lý Nam Đế
Xã An Ninh nay là An Bình, Nam Thanh, Hải Dương thờ 2 vị thành hoàng: Phạm Thị Toàn và Nguyễn Hữu Tinh (thời Trần)
Bà là người sáng lập chùa Trăm Gian xã An Bình

11. Phạm Công
Thời: Lý Nam Đế
Đình Đào Lâm, xã Đoàn Tùng, Thanh Miện, Hải Dương

12. Phạm Thị Uyển Hoàng hậu của Mai Hắc Đế (?-722)
Phạm Huy (?-766)
Phạm Miễn (?-766)
Quê Đường Lâm
Thời: Mai Hắc Đế
Đình Hòa Mục, số 139 Nguyễn Ngọc Vũ, Hà Nội, bên sông Tô Lịch
Ba chị em ruột Phạm Thị Uyển, Phạm Huy, Phạm Miễn-mẹ là người thân của Phùng Hưng
Lễ hóa Phạm Hoàng hậu ngày 15.7 âm tại khu di tích vua Mai ở Nam Đàn, Nghệ An
Ghi chú: còn nghi vấn về năm mất của Phạm Thị Uyển khoảng năm 722 và có tài liệu cho là họ gọi Phùng Hưng là cậu ruột

13. Phạm Chiêm
Phạm Lệnh Công
Thành hoàng làng Thụy Trà
Thời: Ngô Quyền
Làng Thụy Trà, xã Nam Trung, Nam Sách, Hải Dương
Di tích làng Trà Hương, xã Phạm Mệnh, Kinh Môn, Hải Dương
Có người cho là Phạm Chiêm có 5 trai 3 gái đều thành đạt

14. Phạm Hòa
Thành hoàng làng Thụy Trà
Làng Thụy Trà, xã Nam Trung, Nam Sách, Hải Dương

15. Phạm Bạch Hổ (910-972)
Đức Thánh Mây: Vua Mây (Đàng Vương)
Thành hoàng Đền Đằng Châu
Thời: Đinh Tiên Hoàng
Đền Mây (đền Đằng Châu) phường Lam Sơn, Tp Hưng Yên
Đình làng Phương Mạc, xã Phương Đình, Đan Phượng. Có miếu thờ mẹ ông
Vua Lê Đại Hành phong mỹ tự: “Bản cảnh thành hoàng Phạm Lệnh Công hiển ứng đại vương” ở đình này.

Từ đây cần tìm hiểu quan hệ giữa Phạm Chiêm và Phạm Bạch Hổ đều là Phạm Lệnh Công chăng? Có thể hiểu Lệnh Công như là cách gọi của các vị tướng nắm quyền Tư Lệnh được chăng?
Theo “Đại Nam nhất thống chí”, Phạm Bạch Hổ sinh ngày 10 tháng Giêng năm Canh Ngọ (910), thân phụ là Phạm Lệnh Công người lộ Nam Sách Giang (nay là Kim Thành- Hải Dương).

16. Đức Thánh Dộc Đông Nga đại tướng quân- họ Phạm
Thời: Đinh Tiên Hoàng
Đền ở xã Minh Khai, Hoài Đức (ven sông Đáy)
Ông theo Đinh Bộ Lĩnh, là tướng tài được phong Tổng đốc đại vương có công dựng làng Mậu Hòa.

17. Huyền Thông đại vương- họ Phạm
Thời: Đinh Tiên Hoàng
Xã Hồ Liễu, Cẩm Bình, Hải Dương
giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp các sứ quân, giúp dân mở mang nghề nông

18. Phạm Quảng
Thời: Đinh Tiên Hoàng
Miếu Phương Mỹ xã Mỹ Đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Phối thờ Quý Minh đại vương (thời Hùng Duệ vương), Phạm Tử Nghi (nhà Mạc)

19. Phạm Thị Trân
Bà Tổ nghề chèo tuồng
Thời: Đinh Tiên Hoàng

20. Phạm Quang Đại tướng quân
Phạm Nghiêm Trung hoa Tể tướng
Phạm Huấn Sơn Nam Thái thú
Phạm Cúc Nương Mẫu Nghi thiên hạ - (Phạm Hoàng hậu của Lê Đại Hành?)
Thời: Tiền Lê
Thủy Tú xã Thủy Đường, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng (thờ 3 vị đại vương: Đô Thống, Vũ Lôi, Phù Quốc)
Đền ở xã Hòa Bình, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Có công chống Tống
4 con của ông Phạm Hoằng và bà Nguyễn Thị Bích
Trang Ngọc Phương (Thủy Tú) thờ Phạm Quang; trang Chiếm Phương thờ Phạm Nguyên; trang Trường Sơn thờ Phạm Huấn và Cúc Nương.


21. Phạm Cự Lượng (944-984)
Còn gọi là Phạm Cự Lạng
Hồng Thánh đại vương
Hoằng Thánh đại vương
Thời: Đinh- Lê
Đền Lương Sử, Quốc Tử Giám, Hà Nội
Đình Hương Lộc xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng, Nam Định
Thành hoàng 7 làng huyện Nghĩa Hưng
Đình Đoài, thuộc xóm Ngói, Hà Châu (Phú Bình); đình Hoàng Đàm, xóm Hoàng Đàm, Nam Tiến và đình Thượng Giã, Thuận Thành (Phổ Yên).
Đồng Cổ (tức xã Đan Nê, Yên Định, Thanh Hóa)
Đa Cái ở Hoan Châu (tức xã Hương Cái, Hưng Nguyên, Nghệ An ngày nay-tây nam huyện Hưng Nguyên) – Đây chính là vùng thị trấn Hưng Nguyên, quê của Quang Trung Nguyễn Huệ và giả vương Phạm Công Trị.
Thành hoàng làng Đặng Xá, huyện Hưng Hà, Thái Bình (quê Phạm Kính Ân – là đời 10 của Phạm Cự Lượng?)
Còn một số khác có thể là nơi ông chăng:
Xã Hương Mãn, Hiệp Hòa, Bắc Ninh thờ 4 vị đại vương: Đương Giang, Hồng Thánh (?), Huyền Thiên, Linh Quang
Xã Hoàng Tranh, Phù Cừ, Hưng Yên: thờ 2 vị đại vương Tỵ Tam và Hoàng Thánh (?)

22. Phạm Thị Ngà (958-?) Mẹ Lý Công Uẩn
Lý Thánh mẫu Minh Đức Hoàng Thái Hậu,
Lý triều Quốc mẫu,
Thời: Tiền Lê
Đình Dương Lôi (đình Sấm) Đền Lý triều Thánh Mẫu ở Dương Lôi, Bắc Ninh
có phủ thờ ở Chùa Cổ Pháp còn gọi là chùa Ứng Thiên hay chùa Dặn ở xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
Chùa Cha Lư
Chùa Tiêu

Tháp Bút

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009

Các linh thần họ Phạm trước thời Tiền Lý

1. Phạm Chí
Phạm Khí
Phạm Minh

Thời: Hùng vương thứ 6
Đình Cao Xá xã Thái Hòa, Bình Giang, Hải Dương. Các vị có công đánh giặc Ân

2. Phạm Hải
Nam Hải Đại vương-Thuỷ thần
người Việt Thường (Quảng Bình)
Thời: Hùng vương thứ 18
Đền An Cố, Thái Thuỵ, Thái Bình;
Đình Tú Sơn, Kiến Thụy, Hải Phòng.
Thần tích chùa Khánh Long, thôn Tiểu Trà, Xã Hưng Đạo, Kiến Thụy, Hải Phòng có ghi sự nghiệp

3. Phạm Vĩnh
Trấn An Tây Nam Tam kỳ-Thuỷ thần
Thời: Hùng vương thứ 18
Đền Lảnh Giang, Duy Tiên, Hà Nam.

4. Phạm Quang
Phạm Thiện

(con ông Phạm Hồng)
Thời: Hùng vương thứ 18
Xã Thanh Sầm, Kim Động Hưng Yên
Hai vị đại vương: Hướng Thiện Ninh Quốc và Đạo Quang Vĩnh An giúp vua Hùng đánh Thục.

5. Phạm Gia
Võ tướng
Thời: An Dương vương
Di tích Yên Nghĩa, Hoài Đức;
Đền An Lư, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng

6. Hoàng Trị đại vương
con ông Phạm Cao
Thời: An Dương vương
Đình Thanh Thần xã Thanh Cao, Thanh Oai, Hà Nội

7. Phạm Thị Côn
Vương Thục Côn công chúa, Côn Nữu công chúa (?)
Con ông Phạm Văn Khang
Thời: Trưng vương
Đình Tức Mặc, phường Lộc Vượng, Tp Nam Định (quê vua Trần, có đền Trần rất nổi tiếng)

Tháp Bút

Phạm Tiêm - quan trấn thủ đất Hoành Sơn

Hoành Sơn - một địa danh đã đi vào sử sách, là cánh cửa mở ra để chúa Nguyễn phát triển xuống phía nam. Thời Lý Nam Đế, Lão tướng Phạm Tu đã đánh thắng quân Lâm Ấp ở Cửu Đức (nay thuộc Hà Tĩnh). Ở huyện Kỳ Anh, phía nam Hà Tĩnh, còn phế lũy Lâm Ấp, vốn là ranh giới cực nam thời xưa. Tại vùng đất này còn có đền thờ một vị quan trấn thủ Nghệ An triều Lê Trung Hưng là Thọ Quận công Phạm Công Tiêm (Phạm Tiêm). Đây là một di tích lịch sử văn hóa thuộc làng Hưng Nhân, xã Kỳ Hưng (nay là khu phố Trung Thượng, thị trấn Kỳ Anh).

Phạm Tiêm là một võ quan, sinh trưởng trong dòng họ có nhiều người làm quan, như Tĩnh Quốc công Phạm Đốc (1514-1559), Hoa Quận công Phạm Trịnh, Khuê Quận công Phạm Đinh, Điện Quận công Phạm Hoành. Ông là con trai trưởng của Thái úy Phạm Đốc (có tài liệu cho rằng Phạm Đốc là Thượng thư Bộ Binh, con nuôi Trịnh Kiểm. Là một danh tướng xếp 22/26 vị danh tướng kể từ thời Đinh Tiên Hoàng đến thời Gia Long) quê gốc ở xã Thần Khê, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Nhân. Khi làm trấn thủ Nghệ An đóng tại Dinh Cầu (có núi Yên Ngựa, xã Hà Trung, Kỳ Anh) quan trấn Phạm Tiêm lập ấp ở tổng Đậu Chữ (Đỗ Chữ), nay là đất Hưng Nhân. Ông tổ chức nhân dân khai hoang tạo nên cánh đồng xứ Đồng Nại, đắp đê ngăn mặn lấp cửa Lỗ và làm hệ thống thủy lợi dưới chân núi Cao Vọng. Ngoài việc chăm lo đời sống cho nhân dân, ông còn có công giúp nhà Lê chống lại nhà Mạc.

Ảnh: Quang cảnh đền Phạm Công Tiêm
(ảnh do GS H. Le Breton trường Quốc học Vinh chụp, được in trong cuốn Le Vieux An-Tinh xuất bản năm 1936)

Để tưởng nhớ công đức của ông, sau khi ông mất dân làng đã lập đền thờ ngay trên mảnh đất ông sinh sống. Ông trở thành Thủy tổ dòng họ Phạm ở đây và đền thờ còn được gọi là đền Thánh Tổ (Thánh Tổ từ). Hiện đền thờ trong khuôn viên rộng rãi được cây cối bao bọc bốn phía, nằm trên vùng bán sơn địa đất đỏ bazan. Khu di tích có nơi thờ chư vị bách thần, nhà bái đường, thượng điện và không xa ở phía đông là phần mộ của ông.

Trải qua thời gian và thăng trầm lịch sử, đền bị tàn phá nhiều lần cả do chiến tranh cũng như do ý thức của con người, có lúc gần như phế tích. Hiện ngôi đền khá khiêm tốn so với trước nhưng cũng là di tích hiếm hoi trong vùng còn sót lại. Đền còn giữ được các tài liệu hiện vật gốc có giá trị lịch sử như đại tự, hoành phi, câu đối,… và đặc biệt là các sắc phong của các triều vua Cảnh Hưng, Tự Đức, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Thành Thái, Đồng Khánh,…

Từ bao đời nay công trình văn hóa này là chứng tích ghi dấu sự nghiệp chiêu dân lập ấp, khai hoang mở mang bờ cõi của các bậc tiền nhân, là nơi hoạt động của chiến sỹ cách mạng, nơi cất dấu xe, trung chuyển đạn dược, thuốc men, lương thực, nơi nghỉ chân cho bộ đội hành quân… ra tiền tuyến phục vụ hai cuộc kháng chiến. Ngay từ thời kỳ 1930-1931, đền đã là nơi hội họp của đảng viên của chi bộ ở địa phương. Đặc biệt năm 1956, đại tướng Nguyễn Chí Thanh thăm Kỳ Anh và làm công tác sửa sai ngay tại di tích.

Hàng năm cứ đến ngày mùng 6 Tết Nguyên đán, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội để ghi nhớ công lao của tướng quân Phạm Tiêm. Đây là hoạt động văn hóa, chỗ dựa tinh thần giúp con người hướng tới giá trị truyền thống cao đẹp, trường tồn với mong muốn sống cho đời, sống để cống hiến cho quê hương đất nước.

Tháp Bút
Bài viết sử dụng tư liệu do Họ Phạm ở thị trấn Kỳ Anh cung cấp, tham khảo các cuốn Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh của Nguyễn Đổng Chi, Le Vieux An-Tinh của H. Le Breton