Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2009

Về thăm đất Thủ tướng

Nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long xưa nay vẫn tự hào là vùng “địa linh nhân kiệt” và truyền thống cách mạng kiên cường. Điều ít người để ý là trong số 5 vị Thủ tướng của nước ta từ trước đến nay, có hai người được sinh ra từ vùng đất này. Đó là cố Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng) Phạm Hùng và nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Một ngày giữa tháng Chạp, năm 2005, tôi về thăm Vĩnh Long. Đã cuối mùa mưa, nhưng do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trời mưa dai dẳng. Thị xã Vĩnh Long đón tôi trong màn mưa ảm đạm và lạnh lẽo. Ngồi co ro trong quán bên đường quốc lộ, tôi vừa cám cảnh cho mình vừa lo sợ không biết trời mưa thế này liệu có kịp hoàn thành bài viết. Bà chủ quán nhìn tôi ra chiều ái ngại và thông cảm: “Số chú cực, chứ mấy hôm trước trời nắng chang chang, tự dưng hôm nay lại đổ mưa”. Trời càng về chiều mưa càng nặng hạt và lạnh giá.
KHU TƯỞNG NIỆM BẬC TRÍ DŨNG
Sáng hôm sau, trời vẫn còn âm u. Mưa vẫn lắc rắc. Khoác áo mưa, tôi tìm về xã Long Phước, Long Hồ, viếng thăm khu tưởng niệm cố Chủ tịch Phạm Hùng. Ông tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11/6/1912 tại làng Long Hồ, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Long Phước, Long Hồ, Vĩnh Long). Thuở nhỏ, ông nổi tiếng thông minh và gan dạ, giỏi võ nghệ. Năm 18 tuổi, đang học dở tại trường Trung học Collège de Mỹ Tho, ông tổ chức mít tinh và bị giặc Pháp bắt kết án tử hình. Sau đó, do phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp, ông được giảm án thành chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo… Sau cách mạng tháng Tám, ông trở về đất liền tham gia đấu tranh. Thời gian sau ông mất, nhà nước đã cho xây dựng khu tưởng niệm ông tại quê nhà.
Nằm cách thị xã Vĩnh Long chừng 5km, khu tưởng niệm khá khang trang, hoành tráng, tọa lạc bên đường quốc lộ. Anh Lê Ngọc Cường, nhân viên Bảo tàng Vĩnh Long, người hướng dẫn tôi thăm khu tưởng niệm, cho biết: Khu tưởng niệm được khởi công xây dựng ngày 10/8/2000 hoàn thành vào ngày 11/6/2004, nhân kỷ niệm 92 năm ngày sinh của cố Chủ tịch. Khu tưởng niệm có diện tích 3,2 ha gồm: nhà lễ tân, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày. Ngoài ra, còn có ba hạng mục ngoài trời được phục chế theo tỷ lệ 1/1, gồm: phòng biệt giam ông tại Côn Đảo, ngôi nhà làm việc của ông tại căn cứ Trung ương cục miền Nam (Tây Ninh) và căn phòng làm việc của ông tại số 72 Phan Đình Phùng – Hà Nội. Hàng ngày, khu tưởng niệm đón khá nhiều khách đến viếng ông. Nhìn lên bức tượng bán thân của ông trong điện thờ, nhìn sang xung quanh hai bức phù điêu ghi lại hai lời phát biểu đấy khí phách của ông, tôi nghiêng mình thắp một nén nhang tỏ lòng khâm phục một con người trí dũng của dân tộc.
Rời khu tưởng niệm tôi ghé thăm gia cư của ba mẹ ông ở gần đó. Đó là một căn nhà đơn sơ và bình dị nằm lặng lẽ khuất sau những tàng cây ăn trái, bên dòng kênh Ông Me. Trong căn nhà này, hai người em gái ông sống cô quạnh và lặng lẽ. Khi tôi đến, hai bà không mấy vồn vã và kiệm lời, vì e ngại. Nhìn cảnh cô quạnh và lặng lẽ của họ tôi cảm thấy chạnh lòng. Và ý định chụp một tấm ảnh về họ đành phải từ bỏ. Tôi nhờ một thanh niên dẫn đi thăm nhà thờ họ Phạm. Ngôi nhà cũng bé nhỏ và lặng lẽ, đơn sơ trái ngược với tưởng tượng của tôi. Trong nhà thờ rất ít đồ đạc: ban thờ, đôi câu đối và bức tượng bằng thạch cao của cố chủ tịch Phạm Hùng. Sự bình dị của ông quả là có sức lan tỏa, ảnh hưởng lớn đến gia phong, ngay cả khi ông đã mất.
HÀO KHÍ CỦA VÙNG ĐẤT THIÊNG
Vĩnh Long là một vùng đất có bề dày văn hóa. Những di tích cổ như: di tích ao hồ ở Vĩnh Thành, xã Vĩnh Xuân, thuộc huyện Trà Ôn, di tích thành cổ thuộc huyện Vũng Liêm… là minh chứng về một nền văn hóa cổ hưng thịnh từng tồn tại trên miền đất này vào những thế kỷ đầu Công nguyên. Trải qua bao biến thiên của thời gian, nền văn hóa ấy rơi vào cảnh suy tàn do tác động của những đột biến về địa lý – sinh thái và kinh tế – xã hội. Có một thời kỳ dài, vùng đất này bị chìm ngập trong nước sau một lần “biển tiến” vào khoảng đầu thế kỷ VII. Và nó dần trở nên hoang vu.
Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Nơi đây có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát huê tình, cải lương… Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành xưa Long Hồ được xây dựng năm 1813, miếu công thần, đình Tân Giai. Đặc biệt là Văn Xương Các ở thị xã Vĩnh Long, do đốc học Nguyễn Thông đề xuất thành lập. Đây được coi là tao đàn văn học của sĩ phu Nam Bộ trong thời kỳ thực dân Pháp xâm chiếm Nam Kỳ lục tỉnh. Cho đến nay, các văn nhân ở Văn Xương Các còn được truyền tụng:
“Vĩnh Long có cặp rồng vàng
Nhất Bùi Hữu Nghĩa nhì Phan Huân thần”
“Vĩnh Long có bốn rồng vàng
Lộc họa, Sang đàn, Nghĩa phú, Lễ thi”
Vĩnh Long có nhiều tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài, Hòa Hảo. Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến người dân nơi đây thông qua những lễ nghi, phong tục, tạo nên một nền văn hóa lâu đời và đặc trưng của vùng Nam Bộ. Trong lịch sử, nhiều trận đánh oai hùng của tiền nhân đã diễn ra ở Vĩnh Long.
Theo sử sách: Sau khi dựng phủ Gia Định, dựng dinh Trấn Biên và dinh Phiên Trấn vào năm 1698, năm 1732, Chúa thứ 7 thời Nguyễn là Ninh Vương - Nguyễn Phúc Trú (1696 - 1738) lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là dinh Long Hồ, Châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Lỵ sở của dinh Long Hồ lúc mới thành lập đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là đình Cái Bè. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là thị xã Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn. Trước năm 1794, xứ này bao gồm cả vùng đồng bằng nằm giữa sông Tiền và nam sông Hậu, gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang ngày nay. Sau năm 1794, được sát nhập thêm Long Xuyên, Kiên Giang, Trấn Di, tức các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ ngày nay.
Nhờ đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm…, dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn… Lê Quý Đôn ghi lại trong sách “Phủ Biên tạp lục” của mình về Châu Định Viễn: “Châu Định Viễn dân hơn 7.000 đinh, ruộng hơn 7.000 thửa, thuế lệ mỗi thửa hạng nhất 4 hộc, hạng nhì 3 hộc… Châu Định Viễn phần lớn thì ruộng không cày, phát cỏ rồi cấy, cấy một hộc thóc thì gặt được 300 hộc… Dinh Long Hồ bản trấn tinh binh 20 thuyền, mỗi thuyền 50 người, cộng 1.000 người, ghe bầu bải sư 18 chiếc là thuyền mã hội, tam binh hơn 300 thuyền, quân số chừng 12.000 người. Số thôn của Châu Định Viễn 350 thôn…”
Đến giữa thế kỷ 18, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội nhà Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi: Vào năm Canh Dần 1770, tại vùng đất này, lưu thủ dinh Long Hồ đã chặn đánh tan tác quân Xiêm La do Chiêu Khoa Liên cầm quân, tiêu diệt 300 tên địch, làm tan vỡ âm mưu xâm chiếm nước Việt của chúng. Nơi đây cũng từng diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Năm 1784, tại Măng Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện…
Sau khi vua Quang Trung băng hà, nhà Tây Sơn mất do nội bộ xâu xé và vua Quang Toản bất tài. Nguyễn Ánh, sau 10 năm phục thù và chờ đợi, đã thừa cơ vực dậy triều Nguyễn, từng bước trả thù nhà Tây Sơn và để đất nước dần rơi vào cảnh nô lệ của giặc Pháp. Năm 1861, thành Vĩnh Long thất thủ lần thứ nhất sau khi thành Gia Định rơi vào tay giặc Pháp. Triều đình bạc nhược và khiếp sợ thỏa hiệp với giặc, bán nước. Nhân dân Nam Bộ, nhân dân Vĩnh Long, anh dũng đứng lên đấu tranh chống lại giặc Phú Lang Sa (Pháp). Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Tiêu biểu là trận đánh của đô đốc binh Lê Cẩn – Nguyễn Giao tiêu diệt quân Pháp và chặt đầu chánh tham biện Vĩnh Long Alix Salicetti. Khởi nghĩa Nam kỳ, năm 1940, cũng diễn ra ở đây … Phần còn lại, lịch sử đã ghi nhận.
DI CHỈ THÀNH MỚI TRÊN QUÊ HƯƠNG THỦ TƯỚNG
Tạm biệt Long Hồ, tôi đến thăm xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long – quê hương của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bây giờ đang là cuối năm, người nông dân vào vụ thu hoạch. Hai bên đường, những ruộng lúa chín vàng xen lẫn những vườn cây ăn trái xanh um. Xã Trung Hiệp là một xã có truyền thống cách mạng. Tại đây còn lưu giữ những dấu tích và ký ức hào hùng về thời kỳ đó. Đó là đình Bình Phụng, nơi họp chi bộ đảng đầu tiên do Phan Văn Hòa, còn gọi Chín Hòa, tên thật của ông Kiệt, lãnh đạo. Đây cũng là nơi xuất phát của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ do ông Kiệt lãnh đạo. Vào thời điểm đó, ông mới 22 tuổi. Cùng với đồng bào, nghĩa quân chỉ có dao mác, gậy gộc, ông đã có một trận đánh rất ấn tượng ở “bắc” Nước Xoáy, diệt nhiều tên địch, làm chủ tình hình, đục thủng 5 tàu giặc, chặn đường giao thông của địch từ Vĩnh Long xuống Trà Vinh… Đình Bình Phụng nay trở thành di tích lịch sử văn hóa của tỉnh. Một tấm bia tưởng niệm cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, do chính ông Kiệt lập đã được dựng tại đây. Tiếng là quê nhà của Thủ tướng, nhưng xã Trung Hiệp khá nghèo. Thời, còn tại chức thủ tướng Kiệt từng tâm sự với người dân nơi đây: “Tôi làm Thủ tướng nhưng không dám lo cho quê hương vì sợ mọi người cho rằng mình lo cho cá nhân nhiều quá”. Hiện nay, một ngôi trường cấp 1 đang được xây dựng trên nền nhà của ba mẹ ông Kiệt. Số vốn đầu tư do phu nhân của ông đài thọ. Sau ngôi trường này còn một cái ao, là nơi ông Kiệt từng dấu mình để tránh sự ruồng bố của giặc Pháp sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ.
Nơi quê hương, người thân của ông hầu như không còn ai. Hai người anh đã mất. Bà con, dòng họ ly tán. Tôi may mắn tìm gặp được ông Nguyễn Văn Mẹo, lớn hơn ông Kiệt 8 tuổi, là bạn thuở nhỏ cùng xóm với ông. Ông Mẹo kể: “Nhà ba má ông Kiệt nghèo và đông con. Ông Kiệt có 8 anh em nhưng mất đi một người lúc nhỏ. Ông là con út trong nhà. Do nhà nghèo, ông Kiệt phải đi làm con nuôi cho người chú. Năm 15 -16 tuổi đã phải làm thuê, làm mướn. Ổng hồi nhỏ có tướng người nhỏ con mà lanh lắm. Ổng nói chuyện rất hay và có duyên, thông minh và gan dạ. Tính ông là nói được. làm được, không như người ta. Con ngưới ta có số mạng. Ổng tài lắm, chỉ học lớp 3 trường làng mà làm lãnh đạo rất giỏi”.
Ngoài đình Bình Phụng, nơi đây còn có những di chỉ khảo cổ học như di chỉ Thành Mới,có ý nghĩa lớn về mặt khoa học, lịch sử. Qua khảo sát cho thấy vùng đất này từng có một nền văn hóa phồn thịnh của người Phù Nam. Kết quả khảo cứu tại di chỉ này đã thu nhận được nhiều hiện vật, di tích của ba tầng văn hóa Óc Eo có niên đại cách đây 2.000 năm. Đó là các tượng Visnu, đồ sành gốm, một số mảnh vỡ của những vật dụng gia đình như bình lọ, ấm chén… Khi tôi đến, sau đợt khai quật khảo cổ, di chỉ này được lấp đi và trở thành bãi sắn. Anh Đồng Văn Quý, cán bộ văn hóa xã Trung Hiệp, người dẫn đường cho tôi, tiết lộ : “Trước đây, vào dịp khai quật, bác Kiệt có về. Ông kể ngày xưa lúc còn nhỏ đi chăn trâu ở đây, ông thấy khu vực Thành mới này rộng và còn nguyên cả một đoạn thành dài cao, phải trèo lên mới thấy được qua vùng bên kia. Sau này người ta phá làm đường nên chẳng còn lại gì. Nghe đồn người ta từng nhặt được cả một pho tượng Phật nặng gần 40kg bằng vàng ở đây. Có người còn nhặt được cả nải chuối bằng vàng. Phía bên kia lúc khai quật, có tìm được một chiếc ấm tích bằng đất nung còn nguyên, khá đẹp”.
LỜI PHÂN GIẢI CỦA LỊCH SỬ
Vĩnh Long còn là nơi hội tụ của anh hào. Rất nhiều danh nhân Việt được sinh ra ở đây. Lớp tiền nhân có nhà nghiên cứu, nhà văn hóa lớn Trương Vĩnh Ký, Bùi Hữu Nghĩa, anh em Phan Tôn, Phan Liêm, con của đại thần Phan Thanh Giản – vị tiến sỹ đầu tiên của vùng đất Nam Bộ… Hoặc từng sống như Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Thông, Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại Ngọc Hầu) … đã làm vinh danh cho Vĩnh Long. Lớp hậu sinh có giáo sư viện sỹ Trần Đại Nghĩa, Phan Văn Đáng – nguyên Phó bí thư Trung ương cục miền Nam, nghệ sỹ Út Trà Ôn, nghệ sỹ Thanh Lan… Đó là chưa kể đến những nhân vật của chế độ cũ như Thủ tướng Trần Văn Hương, thủ tướng Nguyễn Văn Lộc.
Rời Vĩnh Long, tôi cứ băn khoăn với suy nghĩ: Vì sao vùng đất này lại có thể sinh ra những con người kiệt xuất như vậy? Vì sao Vĩnh Long lại có tới hai thủ tướng? Khi tôi đưa thắc mắc này ra hỏi, một vị quan chức ở Vĩnh Long nói: “Đó là sự ngẫu nhiên thôi. Không có người này làm thủ tướng thì có người khác”. Đó cũng là một cách lý giải. Nhưng theo tôi, chưa ổn. Bởi vì điều này thuộc về lịch sử, gắn liền với lịch sử của một vùng đất, một dân tộc. Mà đã là lịch sử thì không thể có yếu tố ngẫu nhiên được. Nó là cả một quá trình vận động của cả một dân tộc, đất nước đó. Một người bạn của tôi, chị Lê Thị Kim Liên, cán bộ bảo tàng tỉnh Vĩnh Long nói vui: “Đất Vĩnh Long là đất “địa linh nhân kiệt” mà! Cả miền Tây và thậm chí miền Đông Nam Bộ, chỉ có Vĩnh Long là dám tự hào về điều đó thôi”. Vâng, nói theo tâm linh, đất “địa linh” tất sẽ sinh “nhân kiệt”. Một nơi có một bề dày lịch sử – văn hóa như Vĩnh Long ắt sẽ có anh hào. Phân tích theo luận thuyết Mác xít: con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Và các vĩ nhân là những người biết vận dụng, nắm lấy, hoặc tạo ra. thời thế hay hoàn cảnh lịch sử để thành công. Mác nói: “Hoàn cảnh sáng tạo ra con người, trong chừng mực con người sáng tạo ra hoàn cảnh”. Thời thế tạo anh hùng và anh hùng tạo ra thời thế là vậy chăng? Lời phân giải này thuộc về lịch sử, xin dành cho lịch sử.

NGUYỄN VĂN THỊNH
Nguồn tin: Blog Nguyễn Văn Thịnh

*Dẫn: Cựu TT Võ văn Kiệt vừa qua đời, tôi đưa bài viết này như một sự tưởng niệm. Bài viết được đăng trên báo Kinh tế Nông thôn cuối tuần Xuân 2005.

Sứ giả Phạm Huy

Sứ giả Phạm Huy


Xã Phúc Thọ huyện Nghi Lộc, có điện Đông Hải thờ tự năm vị thần trong đó có cụ Phạm Huy. Cụ vốn là người tỉnh Hải Dương, con trai của Thái Bảo họ Phạm. Khi còn trẻ cụ đến học ở huyện Chân Phúc (Nghi Lộc) rồi cư trú ở xã Phúc Thọ. Cụ sinh năm 1461, 24 tuổi đậu Đệ Tam Giáp Tiến sỹ khoa Quý Sửu đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ 24(1493). Cụ làm quan đến Công Khoa Đô Cấp Sự Trung và từng được vua Lê cử đi sứ nhà Minh.

Cụ giỏi việc chính trị có tài ngoại giao. Trong quá trình làm quan, cụ Phạm Huy là người có đức độ, thanh liêm, có nhiều ân đức với dân và có công với triều đình. Tính cụ cương trực, khảng khái, không xu nịnh kẻ quyền quý, hết lòng giúp đỡ những người nghèo khổ, những người bị cường hào chèn ép(1).

Sau khi nghỉ hưu, cụ trở về thôn Cổ Bái xã Phúc Thọ huyện Nghi Lộc chiêu dân lập ấp, tập hợp được năm sáu chục nhà. Vùng đất này được bồi đắp một cách nhanh chóng. Những đụn cát nổi lên trên các dải đất do biển bồi đắp sau thế kỷ 15 có chiều cao hơn. Các hồ nước mặn không còn giao lưu với biển nữa kể từ thời Gia Long. Các vũng ngày xưa đã biến thành hồ nước ngọt. Những lúc nước tràn thì chảy vào sông Cả. Từ đó thôn này thành ấp lớn. Nhân dân ở đây sống yên ổn, phong tục thuần phúc, học hành quan tước phát đạt. Xã Phúc Thọ huyện Nghi Lộc là một địa phương có nhiều di tích lịch sử như đền Cổ Bái, đền Cô Cá, đền Đức Thánh Mẹ, đền Phúc Lợi. Danh tướng lương thần có công với dân với nước như cụ Hoàng Phan Thái. Nhiều gia đình dòng họ có truyền thống học hành đậu đạt cao. Cụ Nguyễn Ngọc đậu Song Nguyên tiến sỹ năm 1841, Nguyễn Lâm đậu cử nhân 1828 (là anh của Nguyễn Ngọc), Nguyễn Huy Thuyên đậu cử nhân 1825 (anh của Nguyễn Lâm), Nguyễn Nhân đậu cử nhân 1855(con của Nguyễn Lâm)...

Khi mất, Phạm Huy được phong Phúc thần. Tục truyền rằng: một hôm bỗng nhiên có khúc gỗ to trôi trên sông Lam trong đó có đốm lửa sáng rực. Rồi sau đó lại như thấy có toà lâu đài xe lọng hiển hiện hay như có quân sỹ ngựa xe rầm rộ kéo đi. Những hiện tượng đó xuất hiện trên dòng sông Lam chảy qua làng và con đường lớn của xã vào giữa trưa hè hoặc đêm khuya thanh vắng. Người xã cho là Ngài linh ứng.

Năm Kỷ Tỵ - (1869) dân làng lập đền thờ Ngài để tưởng niệm công đức. Đền thiêng lắm, dân cầu mưa, cầu nắng, cầu con cái hay trừ tà đều được cả.

Dân gian có thơ ca ngợi Ngài:

“ Mối dường khởi tổ mạch khôi nguyên

Cổ Bái văn chương đất đúc nên

Hoả diệu trước sau ba thứ bút

Thổ tinh tả hữu sáu toà nghiên

Rồng xanh mang đến quay đầu lại

Phượng đỏ dâng thư cất cổ lên

Phượng lĩnh, Song ngư bia bảng tỏ

Hướng thần bút thánh nước non truyền”(2)

Do những cống hiến của cụ cho đất nước quê hương, cụ đã được tặng nhiều sắc phong. Sắc của thời Lê, (ngày 26 tháng 7 năm Cảnh Hưng thứ 14) nhà vua: “Ban cho Công Khoa Đô Cấp Sự Trung Bái Khê Phạm Công Khai xuất thần đồng Tiến sỹ khoa Quý Sửu đến Đại Vương Hải Dương Quan Thân Khâm huyện Khai Đồng Danh Khoa, nho lưu Hồng Đức, được tấn phong là Từ Vương, thần cai quản hưởng lộc lâu dài một vùng”. Sắc (ngày 22 tháng 3 năm đầu Chiêu Thống - Triều Lê) có ghi: “Nay hoàng gia xem xét gia phong thêm cho Công Khoa Đô Cấp Sự Trung Bái Khê Phạm Công Khai Hiến Đạt Uyên Nguyên Hùng Bác Đại Vương”. Đến triều Nguyễn, (ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9) Triều Nguyễn ban sắc: “ Tiến sỹ Công Khoa Đô Cấp Sự Trung Bái Khê Phạm Công Khai Hiến Đạt Uyên Nguyên hằng bái là Tôn Thần Hộ Quốc, giúp dân mùa màng tươi tốt. Nay Trẫm vừa đúng tứ tuần đại khánh đã ban chiếu đàm ân lễ công đăng trật. Tặng thêm Quang Ý Trung Đẳng Thần, đặc chủng cho dùng ngày quốc khánh để tế lễ”.

Ngày mồng 1 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2 triều Nguyễn, nhà vua ban đạo sắc: “Tuấn Lương Công Khoa Đô Cấp Sự Trung Bái Khê phạm phủ quân chi thần từ trước đã được ban cấp, tiếp mộng linh ứng hộ quốc, giúp dân bảo vệ mùa màng. Nay sắc lưu tế tự ghi nhớ thần phả, tặng thêm dực bảo trung hưng, chi thần, vẫn cho phép thôn Bữu Bái, xã Đông Hải, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An tiếp tục thờ tự. Vậy phong sắc thần bảo vệ dân lành của trẫm...”.

Ngày mồng 6 tháng 4 năm Tự Đức thứ 11 triều Nguyễn sắc cho: Thần Bộ Công Khoa Đô Cấp Sự Trung Bái Khê Phạm Phủ Quân đã có công lao to lớn bảo vệ đất nước, giúp dân bội thu mùa màng, nổi tiếng linh ứng...Nay tặng thần danh hiệu Tuấn Lương Thần, vẫn chuẩn y cho Thôn Cổ Bái, xã Đông Hải, huyện Nghi Lộc được thờ phụng thần như cũ.(3)

Hiện vật còn lại của tiến sỹ Phạm Huy thời nhà Lê khi đi sứ nhà Minh gồm có mũ cánh chuồn và đôi hia (đôi giày).

Mũ cánh chuồn có chất liệu vải, sắt và lá kẽm. Toàn mũ phía ngoài bọc vải, phía trong (phần xương) là đan bằng lưới sắt. Hai bên mũ có hai cánh chuồn. Cánh chuồn cũng đan bằng lưới sắt. Trước mũ có bông hoa bằng vải nỉ màu đỏ. Hai bên trên mũ có hai con rồng. Giữa mũ có hình lưỡng long triều Nhật, phía dưới mũ hai bên có dát kim tuyến. Xung quanh mũ, nghệ nhân viền năm con rồng chạy theo nhau. Đầu rồng miệng há to, vây mềm mại. Đuôi rồng có năm vây, thân rồng có vẩy nhỏ.

Đôi hia bọc vải cứng, phía trong bọc xương bằng lưới sắt. Phần trên của ống hia miệng kim loại, trên đó có hoa văn hình rồng. Phía trước bàn chân hia có miếng kim loại hình hoa hướng dương nhỏ, giữa có hình tròn giát kim tuyến. Xung quanh đế hia được bao một vòng kẽm có hoa văn hình sóng nước mềm mại uyển chuyển.

Những hiện vật này được dòng họ Phạm ở xã Phúc Thọ huyện Nghi Lộc thờ ở gian phía trái nhà thờ.

Đã đến lúc ngành văn hoá nên phục chế kỷ vật thời Lê của tiến sỹ Phạm Huy góp phần bảo tồn di sản văn hoá dân tộc nhất là trong tời kỳ hội nhập quốc tế.

Phan Xuân Thành
Nguồn tin: Sở KHCN Nghệ An

1. Lời kể của cụ Nguyễn Hữu Lữ, 92 tuổi xóm 11 xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

2. Tục thờ thần và thần tích Nghệ An (PGS Ninh Viết Giao - Sở VHTT XB 2000, tr 370).

3. Các sắc phong trong nhà thờ họ Phạm ở xã Phúc Thọ, Nghi Lộc (dòng họ dịch).

Nhà thờ họ Phạm (Phạm Việt), xã Cẩm La, Yên Hưng, Quảng Ninh

Nhà thờ họ Phạm (Phạm Việt), xã Cẩm La, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh - Di tích Lịch sử Văn hoá - Xếp hạng cấp Quốc gia năm 2001

Nhà thờ họ Phạm (Phạm Việt), xã Cẩm La, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh - Di tích Lịch sử Văn hoá - Xếp hạng cấp Quốc gia tại Quyết định số: Số 51/2001/QĐ-BVHTT, ngày 27/12/2001 của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch).

Nhà thờ họ Phạm (Phạm Nhữ Lãm), xã Yên Hải, Yên Hưng, Quảng Ninh

Nhà thờ họ Phạm (Phạm Nhữ Lãm), xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh - Di tích Lịch sử Văn hoá - Xếp hạng cấp Quốc gia năm 2004

Nhà thờ họ Phạm (Phạm Nhữ Lãm), thôn Hải Yến, xã Yên Hải, huyện yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh - Di tích Lịch sử Văn hoá - Xếp hạng cấp Quốc gia tại Quyết định số: Số 67/2004/QĐ-BVHTT, ngày 10/8/2004 của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).


Nhà thờ họ Phạm hay còn gọi là nhà thờ họ Tiên công, thờ cụ thuỷ tổ của dòng họ là cụ Phạm Nhữ Lãm, tên gọi khác là nhà thờ họ Phạm Nhữ, nằm ở thôn Hải Yến, xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

Năm 1434, Thời Lê, Vua Lê Thái Tông lên ngôi, niên hiệu Thiệu Bình, chủ trương chú trọng phát triển nông nghiệp, khuyến khích nhân dân đi khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác. Khi đó, ở vùng Thăng Long, Nam Định, 23 cụ đã tập hợp người, phát hiện ra khu vực bãi bồi ven cửa sông Bạch Đằng có những điều kiện tốt có thể sinh sống lâu dài, nên cùng nhau quai đê lấn biển, lập nên phường Bông Lưu sau thành xã Phong Lưu, xứ Bản Động sau đổi thành Trung Bản, xã Lương Quy nay là xã Liên Hoà, xã Vị Dương nay là xã Liên Vị. Ở phía tây bắc xã Phong Lưu có cụ Phạm Nhữ Lãm chiêu tập dân nghèo quai đê lấn biển lập nên xã Hải Triền nay là xã Yên Hải. Để tưởng nhớ công lao to lớn của các cụ, con cháu đời sau suy tôn các cụ là các bậc Tiên công và lập nhà thờ thờ phụng. Cụ Phạm Nhữ Lãm còn được phối thờ tại đình Hải Yến.

Nhà thờ họ Phạm (thờ Phạm Nhữ Lãm) được xây dựng từ đời thứ 6 của dòng họ (khoảng năm 1630) trên nền móng bây giờ. Đến nay công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Kiến trúc hiện nay gồm sân, bái đường và hậu cung. Kiến trúc theo kiểu chữ Đinh (J) gồm 3 gian bái đường và 1 gian hậu cung. 4 bộ vì kèo theo kiểu giá chiêng vẫn giữ được dấu ấn tiêu biểu của thời Nguyễn. Cấu kiện bằng gỗ khá chắc chắn, được chạm khắc hình vân mây cuộn, lá lật uốn luợn, hoa cúc mãn khai...Trong từ đường hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, mỹ thuật như khám trướng, long ngai, bài vị thờ thuỷ tổ, cửa võng, đại tự, hoành phi câu đối ca ngợi công đức của tổ tiên được nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ tạo thành những bức tranh nghệ thuật mang dấu ấn thời đại.

Hàng năm, ngày 6 tháng giêng đầu năm âm lịch, con cháu dòng họ Phạm Nhữ lại chuẩn bị mâm lễ đem lên nhà thờ dâng cúng tổ tiên. Sau khi tế lễ, dòng họ có tổ chức ăn uống, các trò chơi dân gian. Tại nhà những gia đình có cụ già thọ 80, 90, 100 tuổi thì trang trí nhà cửa, bàn thờ, long mã, hoành phi, câu đối rất trang trọng để chúc thọ cụ thượng. Con cháu, họ hàng, làng xóm tuỳ theo thứ bậc đến lễ sống hoặc chúc thọ cụ. Ngày 02/12 âm lịch là ngày chạp tổ. Mọi người ra mộ tổ vun đắp để chuẩn bị cho năm mới và làm cỗ đem ra nhà thờ tạ ơn và báo cáo những công việc đã làm 1 năm qua với tổ tiên. Ngoài những ngày lễ chính đó, dòng họ còn tổ chức ngày giỗ tổ vào ngày 23/9 âm lịch và những ngày lễ tết theo phong tục Việt Nam.

Từ đường họ Phạm (thờ Phạm Nhữ Lãm) được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận giá trị lịch sử - văn hoá và xếp hạng cấp Quốc gia theo Quyết định số 67/2004/ QĐ-BVHTT, ngày 10/8/2004.

Phòng NVVH - Sở VHTTDL Quảng Ninh

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2009

Họ Phạm ở Kim Đôi với truyền thống khoa bảng

Ngôi làng cổ Kim Đôi còn có tên gọi là Dủi Quan (nghĩa là người dân nơi đây từng sống bằng nghề dủi tôm cá ngoài đồng và sông, đồng thời có lắm người làm quan). Nằm bên bờ Nam sông Cầu, cách tỉnh lỵ Bắc Ninh dăm cây số, làng Kim Đôi hàng thế kỷ được mệnh danh là một trong những "lò tiến sĩ"của nước ta và nổi tiếng qua câu ca lưu truyền đã ghi trong cuốn Phong thổ Kinh Bắc thời Lê:


Kim Đôi nhiều cuộc hiển vinh
Hai mươi lăm vị khoa danh rỡ ràng.

Vua Lê Thánh Tông từng bảo thị thần rằng: "Gia thế Kim Đôi chu tử mãn triều" (Dòng họ Kim Đôi áo đỏ áo tía đầy triều).

Số lượng tiến sĩ của làng tập trung vào hai dòng họ: trong 25 tiến sĩ của làng Kim Đôi thì họ Phạm có 7 tiến sĩ và họ Nguyễn có 18 tiến sĩ. Các sách Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Việt sử ký toàn thư, Phong thổ Kinh Bắc thời Lê, Đăng khoa lục và tài liệu khảo cứu của học giả Toan Aánh, gần đây nhất là tập sách Các nhà khoa bảng Việt Nam cũng liệt kê các tiến sĩ Kim Đôi. Hiềm nỗi các thư tịch đó chưa ghi chép đầy đủ số lượng tiến sĩ đích thực của làng và mỗi dòng họ, thậm chí còn nhầm lẫn tên tuổi, tiểu sử vài vị. Căn cứ vào gia phả, bia đá, sắc phong và đối chiếu trên các nguồn tài liệu, tôi xin giới thiệu 7 tiến sĩ họ Phạm để thấy rõ truyền thống của làng xưa:

Phạm Thiệu: hiệu Quế Nham, đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ khoa Quý Sửu, hiệu Mạc Cảnh Lịch (1527 - 1592) làm tới chức Thượng thư bộ Lễ, tước Châu Khê Hầu. Đi sứ Trung Quốc một lần rồi chí sĩ ở quê nhà.

Phạm Đình Châu: đỗ tiến sĩ khoa Âấu Sửu (1685) lúc 39 tuổi, làm quan Ngự sử.

Phạm Tiến: (còn có tên là Phạm Nguyễn Đạt) hiệu Lập Trai, tự Khoa Chương. Đỗ tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1757) lúc 29 tuổi. Làm quan Hàn Lâm thị độc quyền Tham chánh Sơn Tây rồi được thăng Đông các Đại học sĩ. Mùa xuân Giáp Thìn (1784) được cử đi sứ Trung Quốc gặp vua Càn Long nhà Thanh ở hành cung Nhiệt Hà. Khi về được thăng Thừa chánh sứ, tước Kim Vân Bá. Năm Chiêu Thống Đinh Mùi (1787) được tiến hàng Tả thị lang bộ Binh. Sau nhà Lê mất cụ không ra làm quan.

Phạm Đình Dư: (em ruột của tiến sĩ Phạm Tiến) đỗ tiến sĩ khoa Âất Mùi (1775) lúc 34 tuổi. Ban đầu làm Hàn lâm thị thư. Năm Bính Ngọ (1786) được thăng Đốc trấn Lạng Sơn. Năm Đinh Mùi (1787) thăng tham tri chính sự, Thiêm đô ngự sử, tước Quỳnh Hà Bá. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh nổi loạn, vua Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, Phạm Đình Dư không chịu làm quan. Đến lúc vua Lê Chiêu Thống về nước, Phạm Đình Dư được tiến chức Đồng Bình Chương sự, Thượng thư bộ Lại, Tri Quốc Tử Giám tước Quỳnh Hà Hầu. Nhà Lê mất, cụ ẩn dật ở quê rồi tạ thế.

Phạm Bá Thiều (còn gọi là Phạm Thuật Trai) đỗ tiến sĩ năm Nhâm Thìn, giữ chức Trung Nghị đại phu, Thái bộc tự khanh, Xung sử quán toản tu chí sĩ, ông mất năm 1856, thọ 64 tuổi.

Phạm Hòa Phát (còn gọi là Phiên Tạo Sĩ) đỗ Tạo sĩ (tức tiến sĩ ngành võ) khoa Quý Mùi (1763) thời Lê Hiển Tông, trấn thủ Thái Nguyên.

Phạm Quĩ (còn có tên là Phạm Văn Lĩnh) em con chú của Phạm Bá Thiều. Cụ giữ chức Tổng đốc Bình Định, sau tham gia cống Pháp ở Sài Gòn - Gia Định rồi hy sinh. Vua Thiệu Trị (1841 - 1846) rất thương tiếc, phong vào hàng Nhất phẩm triều đình.

Tìm hiểu lai lịch được biết Phạm tiến sĩ Kim Đôi không phải phát tích tại đây mà thiên di từ Xứ Đông (Hải Dương) lên vùng Kinh Bắc. Dòng họ Phạm gốc tổ ở xã Kính Chủ, huyện Hiệp Sơn (nay thuộc Kinh Môn, Hải Dương) nguyên là họ Chúc từ Sơn Đông - Trung Quốc nhập cư vào Đại Việt. Thời Trần (thế kỷ XIII), cụ Chúc Đức Công sinh được 3 con trai:

Con trưởng húy là Kiên (sau tránh tên húy của Huệ Nghĩa Hầu đổi là Mại), hiệu Kính Khê.

Con thứ hai là Cố (sau tránh tên húy của thầy học đã đổi là Ngộ), hiệu Liên Khê.

Con trai thứ ba húy là Quá.

Theo truyền thuyết thì cụ Chúc Đức Công cho cả 3 con trai học thầy Nguyễn Sĩ Cố ở huyện Thanh Hà (Hải Dương). Vốn tính điềm đạm, thích phong thủy, cụ ra ở chùa núi Đoàn Xá bên khu rừng hẻo lánh ít người qua lại, thường có nhiều đàn khỉ tụ họp trước thiền môn. Mỗi lần cúng Phật xong cụ lại đem hoa quả chia cho đàn khỉ, lâu ngày thành quen. Khi cụ tuổi già vô bệnh chết, có chú tiểu đồng đóng cửa chùa lại đi về báo tin cho ba con trai cụ biết.

Lúc các con cụ tới không thấy thi thể cụ đâu nữa, chỉ thấy những vết chân khỉ đi lại ở cái gò trước cửa chùa và chúng đã đắp thành một ngôi mộ mới. Các con cụ không dám chuyển dời mộ phần mà chỉ đắp lại cẩn thận rồi làm lễ tại chỗ. Chỗ táng thi hài cụ Chúc Đức Công gọi là Hầu phong (có nghĩa là nơi đàn khỉ đem an vị mộ phần tiên tổ họ Phạm và cũng có nghĩa là con cháu sẽ được hưởng ân đức từ ngôi mộ "kết phát" này mà được phong hầu khanh tướng). Ơở chỗ đất Hầu phong cả thảy có 3 ngôi mộ (2 ngôi do đời sau của họ Phạm đưa táng vào khu vực mộ của cụ Chúc Đức Công).

Vào đời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) vâng lệnh triều đình Lê - Trịnh, Hải quận công Phạm Đình Trọng ở Kinh Giao đi đánh dẹp Quận He Nguyễn Hữu Cầu, đã đem chôn giấu bia đá ở mộ các tiên tổ đó đi, nay bị thất lạc.

Lại nói về 3 con trai của cụ Chúc Đức Công, tất cả đều thành đạt. Vì thấy 3 con trai của cụ Chúc Đức Công (đặc biệt là 2 cụ Phạm Tông Mại, Phạm Tông Ngộ) có công lớn trong trận chiến thắng ở sông Bạch Đằng chống quân Mông - Nguyên, vua Trần Nhân Tông đã cho đổi sang họ Phạm và thăng chức. Cụ Phạm Tông Quá giữ chức Tham nghị xứ Quảng Yên (nay là Quảng Ninh).

Năm Đại Khánh đời vua Trần Minh Tông, cụ Phạm Tông Mại đi sứ nhà Nguyên cùng đại thần Nguyễn Trung Ngạn. Khi về nước, cụ được làm Ngự sử Trung tán. Tính cụ rất cương trực dám khuyên can vua và là người duy nhất dám minh oanh cho Huệ Võ Vương Trần Quốc Chẩn. Cụ có thái độ là một trung thần thời cổ khiến vua Trần Minh Tông có tặng bài thơ: "Tự Phạm Tông Mại" (Ban cho Phạm Tông Mại).


Đài Ô cửu hỹ cấm vô thanh
Chỉnh đốn triều cương sự phỉ khinh
Điện thượng ngang tàng ưng hổ khí
Nam nhi đáo thử thị công danh.

Tạm dịch:

Bấy lâu in tiếng chốn Ô đài
Chỉnh đốn triều cương há chuyện chơi
Hùm cắt ngang tàng nơi điện ngọc
Công danh đến thế xứng tài trai.

Còn cụ Phạm Tông Ngộ vào năm Trùng Hưng thứ IV là Tham tán quân vụ cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Cùng anh trai, cụ Phạm Tông Ngộ đã trấn giữ cửa biển Triều Trần ở Chu Đậu (nay thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương), cách Phả Lại hơn chục cây số. Đây là một trọng điểm của huyết mạch giao thông giữa vùng biển xứ Đông với cửa ngõ thủ đô Thăng Long. Tại làng Chu Đậu (nơi nổi tiếng về sản xuất gốm sứ Hoa Lam từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII và sau này còn nổi tiếng với sản phẩm chiếu Đậu) vẫn còn đền thờ hai danh tướng Phạm Tông Mại - Phạm Tông Ngộ.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, cụ Phạm Tông Ngộ được vua Trần Nhân Tông phong tặng 89 mẫu ruộng thế lộc ở xã Đông Lâu, huyện Yên Phong (xưa thuộc phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Thời Trần Minh Tông, cụ làm tới chức Tham tri thẩm hình viện, sau thăng Tả tư lang trung và làm quan rất thanh liêm được đương thời kính phục.

Họ Phạm tiến sĩ Kim Đôi (Quế Võ - Bắc Ninh) là hậu duệ của cụ Phạm Tông Ngộ. Sở dĩ xuất hiện họ Phạm Tiến sĩ Kim Đôi là do thời Lê có cụ Thái Bảo Địch Giáo Phạm Bá, hiệu Đông Lĩnh tiên sinh lánh nạn về xã Châu Cầu (huyện Quế Dương, nay là huyện Quế Võ), sau theo đến chỗ ruộng thế lộc ở xã Đông Lâu (Yên Phong) nhân ở luôn thôn Chính Trung (xã Dũng Liệt). Cụ sinh ra cụ Thiếu Bảo Phạm Thiện. Sau chuyến đi sứ Trung Quốc về, cụ Thiếu Bảo Phạm Thiện được Tiến sĩ Tả thị lang Trung Khánh Bá Nguyễn Củng Thuận gả con gái út (là cụ bà Từ Giáo) cho. Vợ chồng cụ Phạm Thiện - Từ Giáo sinh được một con trai là cụ Thuần Chính (hiệu Nghĩa Trai) đỗ Hương thí bổ làm tri huyện Yên Phong.

Họ Phạm tiến sĩ Kim Đôi thờ cụ Thiếu Bảo Phạm Thiện là thủy tổ, từ cụ Thuần Chính trở xuống là liệt tổ. Kể từ đời cụ tiến sĩ Phạm Thiện thì hai dòng họ Phạm - Nguyễn tiến sĩ Kim Đôi thông gia với nhau. Đó cũng là một trong nhân tố góp phần hun đúc nên những thế hệ có những nhân vật thành đạt về khoa bảng, cử nghiệp.

(Tạp chí Xưa & Nay số 60/1999)

Nguồn tin: binhthuan.vn

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2009

Một mẫu nhà thờ đẹp

Đây là một mẫu nhà thờ đẹp mắt của một dòng họ Phạm ở Nghệ An. (chưa xác định chính xác dòng họ Phạm nào)





CÔNG TRÌNH: Nhà thờ họ Phạm

CHỦ ĐẦU TƯ: Ông Tạo

ĐỊA ĐIỂM: Nghệ An

DIỆN TÍCH XÂY DỰNG: 130m²

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ: 400 triệu đồng

THỜI GIAN THỰC HIỆN: Tháng 6/2009





Nguồn tin: ACORE.VN

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2009

Người họ Phạm có tên trong chính sử: THỜI LÊ TRUNG HƯNG

290. Phạm Văn Lan
Xã Thắng Lợi, Thường Tín
1580 đỗ Hoàng giáp khoa Canh Thìn, nhà Lê
Thượng thư bộ Binh, hàng Thừa chính sứ, tước hầu
NKB số 1595

291. Phạm Khuê (1562-?)
Nam Sách, Hải Dương
Là cháu Phạm Khắc Minh, ông Phạm Văn Tuấn
1610 đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất, nhà Lê
Hàn lâm viện Hiệu thảo
NKB số 1645

292. Phạm Thế Hỗ (1565-?)
[Phạm Thế Hựu]
Xã Quất Động, Thường Tín
1610 đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất
Hiến sát sứ
NKB số 1648

293. Phạm Phi Kiến (1565-?)
Xã Dương Liễu, Hoài Đức
1623 đỗ Tiến sĩ khoa Quý Hợi
Hiến sát sứ
ĐVSKTT trang 664
NKB số 1668

294. Phạm Phúc Khánh (1579-?)
Nam Sách, Hải Dương
Cháu Phạm Quang Tán, con Phạm Y Toàn
1623 đỗ Tiến sĩ khoa Quý Hợi
Tự khanh, tước tử
1631 Hiến sát sứ Lạng Sơn
1637
ĐVSKTT trang 669, 672
NKB số 1671

295. Phạm Công Trứ (1602-1675)
làng Liêu Xuyên, h. Đường Hào (Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ)
cha Phạm Công Phương
1628 đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn
1642 Thái thường tự khanh làm tán lý
1660 Tham tụng Lễ bộ thượng thư Yên quận công
1662 Tham tụng Lễ bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ thiếu bảo Yên quận công
1664 Lại bộ thượng thư
1668 trí sĩ
1673 giữ việc sáu bộ, tham tán cơ vụ
Tặng Thái tể
ĐVSKTT trang 673, 678, 682, 685, 686, 692, 698, 704, 706
NKB số 1688

296. Phạm Vĩnh Miên (1587-?)
Xã Quảng Phú, Lương Tài, Bắc Ninh
Con Phạm Lương Hiển
1637 đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Sửu
1646 phó sứ đi sứ nhà Minh
Bộ Binh Hữu thị lang
ĐVSKTT trang 674
NKB số 1709

297. Phạm Liễn (1584-?)
Xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương
Con Phạm Điển
1637 đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Sửu
Bộ Công Hữu thị lang, trí sĩ
Tặng Hộ bộ Thị lang bộ
NKB số 1712


298. Phạm Đậu (1610-?)
Xã Hùng Sơn, Thanh Miện, Hải Dương
1640 đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn
Hình khoa Đô cấp sự trung, tước nam
NKB số 1738

299. Phạm Văn Đạt (1610-?)
[Phạm Lập Lễ]
Xã Tân Dân, Khoái Châu, Hưng Yên
1646 đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất
1663 Binh khoa đô cấp sự trung
1665 tham chính Sơn Tây
Bộ Hộ Tả thị lang, tước tử. Về trí sĩ
ĐVSKTT trang 674, 689, 693
NKB số 1756

300. Phạm Hiển Danh (1616-?)
Là chắt Phạm Lân Định, cháu Phạm Thọ Chỉ, ông họ Phạm Quang Trạch, Phạm Quang Hoan, Phạm Quang Dung
Dòng họ Phạm-Đông Ngạc
1646 đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất
Giám sát ngự sử, tước nam
NKB số 1760

301. Phạm Văn Tuấn (1598-?)
Thôn Nhân Lý, Nam Sách, Hải Dương
Cháu Phạm Khuê, cháu họ Phạm Khắc Minh, viễn tôn Phạm Hưng Nhân
1646 đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất
Làm đến chức Giám sát
NKB số 1770

302. Phạm Tất Toàn *
ở châu Bố Chính
1655 Mậu quốc công
ĐVSKTT trang 677

303. Phạm Công Thắng*
1656
ĐVSKTT trang 679

304. Phạm Hưng Tạo*
1656 Thái bộc tự khanh Thọ Lĩnh hầu
ĐVSKTT trang 679

305. Phạm Kiêm Toàn*
1657 Đốc thị
ĐVSKTT trang 680

306. Phạm Thạnh*
1658 Đề đốc
1660 Tham đốc
ĐVSKTT trang 681, 683

307. Phạm Duy Chất (1616-1665)
Ngọ Trang, xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định
Làm chỉ huy thiêm sự
1659 đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi
Thi ứng chế đỗ đầu, sau lại đỗ Đông các
1663 Tham chính Sơn Tây
1665 Đông các đại học sĩ
Tặng Công bộ Hữu thị lang.
ĐVSKTT trang 682, 685, 689, 693, 694
NKB số 1799

308. Phạm Thanh*
1660
1669 Tham đốc
ĐVSKTT trang 683, 700

309. Phạm Phúc Thiêm*
1660
ĐVSKTT trang 684

310. Phạm Chất (1623-?)
Diễn Hùng, Diễn Châu, Nghệ An
Cha Phạm Viên
Hậu duệ Phạm Tông Mại
Dòng Kính Chủ
1652 đỗ Hoàng giáp khoa Nhâm Thìn, đi sứ nhà Thanh
1664 Hình khoa đô cấp sự trung.
1672 Đại lý tự khanh
1673 phó đô ngự sử
1675 Hình bộ tả thị lang, tước tử
Tặng Thượng thư
ĐVSKTT trang 692, 693, 703, 704, 709
NKB số 1780

311. Phạm Viên*
Con Phạm Chất
Nhân vật tiêu biểu cho Đạo giáo Đàng Ngoài đương thời
NVLS

312. Phạm Thế Vinh*
Nội sai Thái giám trong Thị Nội giám, Tư Lễ giám, Lĩnh Xuyên hầu
LSTL trang 4

313. Phạm Đình Liêu*
Nội sai Hữu đề điểm trong Tư Lễ giám, Khoan Thái bá
LSTL trang 4

314. Phạm Công Kiêm*
Con Phạm Công Trứ
1665 Tham nghị làm tham chính Sơn Nam.
ĐVSKTT trang 693, 694, 697

315. Phạm Thị Ngọc Hậu (?-1691)
1665 Hoàng thái hậu, mẹ Lê Huyền Tông
ĐVSKTT trang 693, 753

316. Phạm Viện*
1667 Lũng quận công, đô đốc thiêm sự
ĐVSKTT trang 696

317. Phạm Lục*
1669 Thự vệ sự Khuông Vũ hầu làm Tham đốc,
ĐVSKTT trang 700

318. Phạm Viết Tuấn (1631-?)
Xã Lam Hạ, Duy Tiên, Nam Hà
1670 đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất
Chức Giám sát
NKB số 1857

319. Phạm Tĩnh (1629-?)
Xã Quang Phục, Tứ Kỳ, Hải Dương
Cháu Phạm Khắc Khoan
Thi Hương đỗ giải nguyên,
1670 đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất
Tham chính
NKB số 1862

320. Phạm Quang Chiếu (1650-?)
Xã Nghĩa Dân, Kim Động, Hưng Yên
Họ Phạm-Đào Quạt
1676 đỗ Hoàng giáp khoa Bính Thìn
Chức Cấp sự trung
Tặng Đô cấp sự trung
NKB số 1881

321. Phạm Công Thiện
(1649-?)
Xã Nhân Thắng, Gia Bình, Bắc Ninh
Cha nuôi Phạm Khiêm Ích
Dòng họ Phạm-Bảo Triệu
13 tuổi đỗ Hương cử
1680 đỗ Hoàng giáp khoa Canh Thân
Tham chính
NKB số 1899

322. Phạm Công Phương (1642-?)
Xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên
Con Phạm Công Trứ
1680 đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thân
Chức Cấp sự trung
Tặng Binh bộ khoa Đô cấp sự trung, tước nam
NKB số 1904

323. Phạm Hữu Dung (1652-?)
Xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương
Trước đỗ Sĩ vọng
1680 đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thân
Cấp sự trung
NKB số 1915

324. Phạm Quang Trạch (1653-?)
Cháu họ Phạm Hiển Danh, cha Phạm Quang Ninh
Dòng họ Phạm-Đông Ngạc
1683 đỗ Hội nguyên, Bảng nhãn khoa Quý Hợi
1691 tham chính Kinh Bắc
Thái thượng Tự khanh
Cương mục trang 753
NKB số 1919

325. Phạm Đình Châu (1647-?)
Dòng họ Phạm-Kim Đôi
Trước đỗ Sĩ vọng
1685 đỗ Tiến sĩ khoa Ất Sửu
Chức Giám sát ngự sử
NKB số 1948

326. Phạm Quang Hoàn (1662-?)
[Phạm Công Hoàn]
Anh Phạm Quang Dung, anh họ Phạm Quang Ninh
Dòng họ Phạm-Đông Ngạc
1694 đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Tuất
Thừa chính sứ, tặng Cộng bộ hữu thị lang
NKB số 1968

327. Phạm Quang Huân (1652-?)
Xã Đông Phương, Đông Hưng, Thái Bình
1697 đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Sửu
Chức Tự khanh
NKB số 1974

328. Phạm Minh (1672-1746)
Xã Mi Thự, h. Đường An
1703 đỗ Tiến sĩ khoa Quý Mùi

329. Phạm Quang Dung (1675-?)
[Phạm Công Dung]
em Phạm Quang Hoàn, anh họ Phạm Quang Ninh
Dòng họ Phạm-Đông Ngạc
1706 đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất
Hình bộ Tả thị lang, Lệ Phái hầu
Tặng Hộ bộ Thượng thư
NKB số 2007

330. Phạm Gia Vương*
1713 trấn thủ Tuyên Quang
Cương mục trang 773

331. Phạm Khiêm Ích (1679-1741)
Xã Thân Thắng, Gia Bình, Bắc Ninh
dời đến Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội.
Con nuôi Phạm Công Thiện (chồng cô)
Thi Hương đỗ giải nguyên
1710 đỗ Thám hoa khoa Canh Dần, Tả thị lang bộ Hình, tước Phương Lĩnh hầu
1723 đi sứ nhà Thanh
1728 đỗ đầu khoa Đông các làm Lễ bộ Thượng thư, Đông các đại học sĩ
1732 Thượng thư bộ Binh
1734 Khắc Tứ thư
1736 Hàm Á bảo tả lý công thần, Lại bộ Thượng thư
1739 Thanh liêm bị gièm pha, nên bị giáng chức làm Đốc phủ Thanh Hoa
Sau thăng Thái tể, mất tại Thanh Hoa
Cương mục trang 795, 801, 813, 820, 829
NKB số 2012

332. Phạm Đình Kính (1669-?)
xã Vĩnh Hào, Vụ Bản, Nam Định
trước đỗ Sĩ vọng
1710 đỗ Tiến sĩ khoa Canh Dần
1723 đi sứ nhà Thanh
1724 hữu thị lang bộ Binh, tước Lại khê hầu
Tham tụng, Thượng thư, Nhập thị kinh diên
Về trí sĩ, tặng Thiếu bảo
Cương mục trang 795, 802
NKB số 2025

333. Phạm Duy Cơ (1685-?)
Xã Nam Thịnh, Nam Trực, Nam Định
1710 đỗ Tiến sĩ khoa Canh Dần
Hình khoa Cấp sự trung
NKB số 2029

334. Phạm Công Tự*
[Nguyễn Công Tự]
xã Cự Khánh, Đông Sơn
1724
Cương mục trang 797, 798

335. Phạm Công Dong*
1732 Chánh sứ
Cương mục trang 817

336. Phạm Công Thế (1705-?)
Cháu 5 đời của Phạm Đốc
Hoàng Xá, Đông Quan
(Đông Phương, Đông Hưng, Thái Bình)
1727 đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Mùi
Chức Hiệu thảo
1738 Đông các hiệu thư, mưu chống Trịnh Giang
Cương mục trang 826
NKB số 2131

337. Phạm Trần Tông*
1740 Nhạc Thọ hầu
Cương mục trang 835

338. Phạm Danh Linh (?-1740)*
Huyện thừa huyện Hoa Khê nay đổi Cẩm Khê, thuộc phủ Lâm Thao.
Cương mục trang 835

339. Phạm Hữu Tá*
1740 thua trận bị đày phương xa
Cương mục trang 836

340. Phạm Kinh Vĩ (1691-?) [Phạm Công Liêu, Phạm Doãn Vĩ]
Xã Thanh Giang [Thổ Hào], Thanh Chương, Nghệ An
Thi hương đỗ giải nguyên
1724 đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn
1740 quan văn
1742 tuyển lính Nghệ An
1746 Giám tri diêm đạo
Chức Thừa sứ, bị bãi chức
Cương mục trang 842, 855, 871
NKB số 2122

341. Phạm Hữu Du (1682-?)
Xã Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định
1724 đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn
1742 bổ dụng chức phủ dụ
Công bộ Hữu thị lang, về trí sĩ
Cương mục trang 855
NKB số 2124

342. Phạm Đình Chung (1687-?)
Xã Cẩm Phúc, Cẩm Giàng, Hải Dương
1724 đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn
Hữu thị lang, về trí sĩ, tặng Hộ Bộ Hữu thị lang
NKB số 2127

343. Phạm Trọng Côn (1689-?)
Xã Việt Hòa, Tp Hải Dương
1724 đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn
Chức Đãi chế, về trí sĩ.
NKB số 2128

344. Phạm Nguyên Ninh (1700-?)
[Phạm Gia Ninh]
Con Phạm Quang Trạch
Dòng họ Phạm-Đông Ngạc
Thi hương đỗ Giải nguyên
1731 đỗ Tiến sĩ khoa Tân Hợi
Đông các hiệu thư
1744 hiệu thư làm tán lý
Chết trận, truy tặng tước hầu
Cương mục trang 865
NKB số 2148

345. Phạm Nguyễn Bảng*
1741 Chưởng đốc Sơn Tây
Cương mục trang 845

346. Phạm Đình Trung
Cha Phạm Đình Trọng
danh thần đời Lê Hy Tông, Đô Ngự sử
Hải Dương

347. Phạm Đình Trọng (1714-1754)
Xã An Dương, An Hải, Hải Phòng
1739 đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Mùi
Phó Đô ngự sử, Bồi tụng phủ chúa Trịnh, Dao Lĩnh hầu
1742 giữ chức hiệp đồng Đông Triều
1744 hiệp trấn Hải Dương
1745 Đánh được Quận He, làm hiệp thống lãnh đạo Đông Bắc
1751 thắng Quận He
1753 đốc suất Nghệ An
thượng thư bộ Binh, thái tử thái bảo, tước Hải quận công
phong tặng Đại vương phúc thần
Cương mục trang 848, 851, 866, 869, 870, 873, 874, 876, 880, 888
NKB 2191

348. Phạm Đình Sĩ*
xã Vân Trường, Tiền Hải, Thái Bình
1751 thuộc tướng của Phạm Đình Trọng bắt được Quận He
Cương mục trang 880

349. Phạm Sĩ Thuyên (1697-?)
Xã Phùng Chí Kiên, Mỹ Hào, Hưng Yên
Cụ của Phạm Sĩ Ái
Thi hương đỗ Giải nguyên
1743 đỗ Tiến sĩ khoa Quý Hợi
Hàn lâm thị thư, tước bá, về trí sĩ
NKB số 2196

350. Phạm Huy Cơ (1717-1767)
Thị trấn Gia Bình, Bắc Ninh
Dòng họ Phạm-Đông Bình
1757 đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Sửu
1765
Sơn Nam Hiến sát sứ
Giúp Trịnh Lệ đoạt ngôi chúa của Trịnh Sâm, bị giết
Cương mục trang 906, 912
NKB số 2231

351. Phạm Tiến (1729-1791)
[Phạm Đình Đạt]
Gốc Kính Chủ, Đông Triều
Dòng dõi của Phạm Sính, anh TS. Phạm Đình Dư
Dòng họ Phạm-Kim Đôi
1757 đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Sửu
1788 Cùng em Phạm Đình Dư, Phạm Đình Phan chống Tây Sơn
NKB số 2232
HL trang 225
VSTT trang 387

352. Phạm Dương Ưng (1737-?)
Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Quê xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương
Thi hương đỗ Giải nguyên
1763 đỗ Tiến sĩ khoa Quý Mùi
Đông các học sĩ, Đốc thị đạo Thuận Quảng
NKB số 2244

353. Phạm Gia Huệ*
Dòng họ Phạm-Đông Ngạc
1766
Hương cống
Cương mục trang 906

354. Phạm Huy Đĩnh*
xã Chương Dương, Đông Hưng, Thái Bình
1767 Nội giám của Trịnh Sâm
1773 chức thự phủ sự
1774 tiền tướng quân
Cương mục trang 912, 917, 918, 924, 927, 931, 933

355. Phạm Ngô Cầu (?-1785)
1768 trấn thủ Hải Dương
1777 trấn thủ Thuận Hóa
1785 hàng Tây Sơn, bị giết
Cương mục trang 915, 917, 942, 944, 964

356. Phạm Đồng Viện (1717-?)
xã Hiệp Cát, Nam Sách, Hải Dương
1766 đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất
1771 đốc đồng Lạng Sơn
Chức Thị giảng, về trí sĩ
Cương mục trang 922
NKB số 2256

357. Phạm Bá Ưng*
Hiến sát sứ Nghệ An
Cương mục trang 923

358. Phạm Công Chí (1734-?)
Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
1769 đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu
Hàn lâm hiệu lý, Đốc đồng Hưng Hóa
NKB số 2258

359. Phạm Nguyễn Du (1740-?) [Vĩ Khiêm, Huy Khiêm]
tự là Hiếu Đức và Dưỡng Hiên, hiệu là Thạch Đông
Xã Nghi Thạch, Nghi Lộc, Nghệ An
Thi hương đỗ Giải nguyên
1779 đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ Hợi
1785 Đông các đại học sĩ
Giữ chức Thiêm sai, Đốc đồng Nghệ An.
Tây Sơn ra bắc, ông biết không xoay chuyển tình thế nên lên vùng núi Thanh Chương, ốm rồi mất vào khoảng 1786-1787
Cương mục trang 936, 950, 957, 961, 963
NKB số 2302

360. Phạm Quý Thích (1760-1825)
Hàng Vải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Quê xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương
1779 đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Hợi
chức Thiêm tri Công phiên. Gia Long vời ra làm quan trao hàm Thị trung học sĩ, tước Lĩnh An hầu, lãnh chức Đốc học phủ Hoài Đức.
Cáo quan về quê rồi mất.
Cương mục trang 950, 991
NKB số 2303

361. Phạm Huy Thức*
1780 hoạn quan
Cương mục trang 951

362. Phạm Đình Dư (1737-?) [Phạm Đình Dữ]
Em Phạm Tiến (Phạm Đình Đạt)
Dòng họ Phạm-Kim Đôi
1775 đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi
Lại bộ Hữu thị lang, Quỳnh Phái hầu
1787 làm tham tri chính sự
1788
Đốc bình chương sư, hành Lại bộ Thượng thư, Tri Quốc Tử Giám
Cương mục trang 976, 984, 987, 994

NKB số 2287

363. Phạm Trọng Huyến (1746-?)
Xã Yên Phú, Ý Yên, Nam Định
Đời 14 dòng họ Phạm-Phạm Xá
1778 đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất
Hàn lâm viện Thị chế, Tri hộ phiên, Hàn lâm Thị thư
1788 đồng Xu mật viện sự sau bị cách chức
Cương mục trang 991
NKB số 2299

364. Phạm Nguyễn Doãn*
1784 Dương Thái bá, đính bổ ở lời Bạt cuốn “Lê triều ngọc phả”

365. Phạm Đình Thiện*
[Phạm Tôn Lân]
Kiến Xương, Thái Bình
dòng dõi Phạm Đình Sĩ. Ông tổ Phạm Tôn Nhậm-danh tướng thời Trịnh Doanh
1787 Lân Dương hầu
theo Lê Chiêu Thống ở Yên Kinh
sau về mất ở quê
Cương mục trang 981, 997, 999
HL trang 151, 152

366. Phạm Giáp*
HL trang 152

367. Phạm Trần Thiệu*
Làng Quỳnh Côi, h. Nam Đường
Hiệu lý Quân vụ
HL trang 217

368. Phạm Như Tụy* (?-1788) [Phạm Như Toại]
Phúc Dương, h. Hương Sơn
đỗ tạo sĩ
trấn thủ Tuyên Quang
Cương mục trang 995
HL trang 152

369. Phạm Như Tùng*
xã Song An, Vũ Thư, Thái Bình
1789 theo Lê Chiêu Thống
Đi Hắc Long Giang
Cương mục trang 997, 999

Tháp Bút
________________________________

Ký hiệu tài liệu
ĐVSKTT - Đại Việt sử ký toàn thư
Cương mục - Khâm Định Việt sử thông giám cương mục
HL - Hoàng Lê nhất thống chí
NKB - Các nhà khoa bảng Việt Nam


* Ghi chú: Người có tên nghiêng thường ít xuất hiện trong các tài liệu là người có công nhưng chưa được đánh giá hết cống hiến, hay người không có mấy công lao và cũng có thể một số người theo bè lũ bán nước hại dân cần phải lên án.

Người họ Phạm có tên trong chính sử: THỜI LÊ - MẠC (1527-1592)

222. Phạm Huy
Nam Sách, Hải Dương
1529 đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ Sửu, nhà Mạc
Tham chính
NKB số 1086

223. Phạm Kinh Bang
Thới Trung, Thanh Oai
Con Phạm Viết Mậu
1529 đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, nhà Mạc
Giám sát ngự sử
NKB số 1104

224. Phạm Khánh Tường
(1510-?)
Gia Lộc, Hải Dương
1532 đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, nhà Mạc
Tham chính
NKB số 1120

225. Phạm Khắc Hựu
Gia Lộc, Hải Dương
1532 đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, nhà Mạc
Đề hình giám sát ngự sử
NKB số 1124

226. Phạm Thị Ngọc Quỳnh
Ngọc Lặc, Thanh Hóa.
1533 mẹ vua Lê Trang Tông
ĐVSKTT trang 597

227. Phạm Hoảng (1509-?)
Gia Bình, Bắc Ninh
Dòng họ Phạm-Đại Bái
1535 đỗ Hoàng giáp khoa Ất Mùi, nhà Mạc
Cấp sự trung
NKB số 1141

228. Phạm Đình Tuyền
Thái Thụy, Thái Bình
1535 đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi, nhà Mạc
Tham chính
NKB số 1155

229. Phạm Duy Tinh (1510-?)
Thanh Miện, Hải Dương
1538 đỗ Hoàng giáp khoa Mậu Tuất, nhà Mạc
Thừa chính sứ
NKB số 1171

230. Phạm Đốc Phỉ (1502-?)
Cẩm Phả, Quảng Ninh
Con Phạm Minh Du (1491-?)-sách bị sai khi so sánh năm sinh 2 cha con?
1538 đỗ Hoàng giáp khoa Mậu Tuất, nhà Mạc
Tham chính
NKB số 1174

231. Phạm Đãi Đán
Lý Nhân, Hà Nam
1538 đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, nhà Mạc
Công khoa Đô cấp sự trung
NKB số 1199

232. Phạm Khuông Đỉnh
Cẩm Giàng, Hải Dương
Dòng họ Phạm-An Trang, Bắc Ninh
1538 đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, nhà Mạc
Hàn lâm
NKB số 1201

233. Phạm Công Sâm (1504-?)
Nam Sách, Hải Dương
1541 đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ nhị danh (bảng nhãn) khoa Tân Sửu, nhà Mạc. Sau lại đỗ khoa Đông các
Thừa chính sứ
ĐVSKTT trang 599
NKB số 1204

234. Phạm Nguyên (1506-?) [Phạm Nguyện]
Bình Giang, Hải Dương
1541 đỗ Tiến sĩ khoa Tân Sửu, nhà Mạc
Hàn lâm
ĐVSKTT trang 599
NKB số 1211

235. Phạm Phi Hiển (1509-?)
Lập Thạch, Vĩnh Phúc
1541 đỗ Tiến sĩ khoa Tân Sửu, nhà Mạc
Đô ngự sử, Tào Khê hầu
NKB số 1219

236. Phạm Điển
Thuận Thành, Bắc Ninh
Con Phạm Thịnh
Dòng họ Phạm-Tam Á
1541 đỗ Tiến sĩ khoa Tân Sửu, nhà Mạc
Tham chính
NKB số 1227

237. Phạm Thị … *
[mẹ Mạc Đăng Doanh?]
1547 (thời Mạc Phúc Nguyên) Mạc tôn tổ mẫu họ Phạm làm "Thái hoàng Thái hậu"
Triều Mạc đến Phúc Nguyên: 1.Đăng Dung; 2.Đăng Doanh; 3.Phúc Hải; 4.Phúc Nguyên
ĐVTS trang 55

238. Phạm Du
Yên Lạc, Vĩnh Phúc
1547 đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Mùi, nhà Mạc
Tả thị lang, Nghi Truyền bá
ĐVSKTT trang 601
NKB số 1251

239. Phạm Kính
Hoàng Mai, Hà Nội
1547 đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Mùi, nhà Mạc
Đông các hiệu thư
NKB số 1269

240. Phạm Trác (1520-?)
Nông Cống, Thanh Hóa
1547 đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Mùi, nhà Mạc
Thượng thư, Ninh Xuyên hầu
NKB số 1276

241. Phạm Tử Nghi
(1509-1551)
xã Đằng Lâm, An Hải, Hải Phòng
Dòng họ Phạm Tử Hư
1547 Tứ Dương hầu
1551
ĐVSKTT trang 601, 602

242. Phạm Quỳnh
Thịnh Liệt, Thanh Trì
1548 Vinh quận công
ĐVSKTT trang 602

243. Phạm Dao*
Con Phạm Quỳnh
1548 Phú xuyên hầu
1562 Thái bảo Văn quốc công
ĐVSKTT trang 602, 609

244. Phạm Đốc (?-1558)
1549 Kinh ngô vệ chưởng vệ sự, phong Quảng quận công,
1554 Thái bảo
1556 Binh bộ Thượng thư chưởng bộ sự
1557 Thái phó
tặng Đặc tiến khai phủ Thái uý Tĩnh quốc công
ĐVSKTT trang 602, 603, 604, 605, 606, 668

245. Phạm Lệnh Nhân
(1524-?)
Nam Sách, Hải Dương
1553 đỗ Hoàng giáp khoa Quý Sửu, nhà Mạc
Thị lang
NKB số 1311

246. Phạm Thiệu (1512-?)
Dòng họ Phạm-Kim Đôi
Gốc Kính Chủ
1553 đỗ Hoàng giáp khoa Quý Sửu, nhà Mạc
Đi sứ nhà Minh, Thượng thư, Châu Khê hầu, trí sĩ
Tặng Thiếu bảo
NKB số 1313

247. Phạm Xưởng (1524-?)
Tứ Kỳ, Hải Dương
1553 đỗ Tiến sĩ khoa Quý Sửu, nhà Mạc
Hiến sát sứ
NKB số 1323

248. Phạm Trấn (1523-?)
Gia Lộc, Hải Dương
1556 đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn đời Mạc Tuyên Tông
Thừa chính sứ
ĐVSKTT trang 604
NKB số 1327

249. Phạm Đoan Lương (1523-?)
Yên Dũng, Bắc Giang
Quê Lai Hạ, Gia Bình
Dòng họ Phạm-Phấn Lôi
1556 đỗ Hoàng giáp khoa Bính Thìn, nhà Mạc
Tả thị lang bộ Lại, Tham chưởng Hàn lâm viện sự
NKB số 1332

250. Phạm Viết Mậu
1556 đỗ Tiến sĩ

251. Phạm Đức Kỳ*
Tào Xuyên, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
1557 Vũ Lăng hầu làm Tiền Thủy đội
ĐVSKTT trang 605

252. Phạm Đăng Sĩ (1514-?)
Gia Lộc, Hải Dương
Bác họ Phạm Hồng Nho
1559 đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi, nhà Mạc
Thừa chính sứ
NKB số 1358

253. Phạm Duy Quyết (1521-?)
Nam Sách, Hải Dương
1462 đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất đời Mạc Mậu Hợp
Đông các đại học sĩ, Tả thị lang, Xác Khê hầu
ĐVSKTT trang 609
NKB số 1371

254. Phạm Quang Tiến (1530-?)
Lương Tài, Bắc Ninh
Dòng họ Phạm-Lương Xá
1565 đỗ Thám hoa khoa Ất Sửu, nhà Mạc
1566 Đông các hiệu thư
Đông các đại học sĩ,
đi sứ nhà Minh
Tặng Tả thị lang
ĐVSKTT trang 610
NKB số 1389

255. Phạm Hoành Tài (1530-?)
Kim Thành, Hải Dương
1565 đỗ Hoàng giáp khoa Ất Sửu, nhà Mạc
Tự khanh kiêm Đông các
ĐVSKTT trang 610
NKB số 1390

256. Phạm Điển (1531-?).
Bình Giang, Hải Dương
Cha Phạm Liễn
1568 đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn, nhà Mạc
Lại bộ thị lang
NKB số 1413

257. Phạm Tri Chỉ
Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng
1568 đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn, nhà Mạc
Làm quan nhà Mạc rồi theo Lê, chức Thị lang
ĐVSKTT trang 638
NKB số 1414

258. Phạm Văn Khoái*
TP Nam Định.
1570 Hùng Trà hầu
1592 Trà quận công
ĐVSKTT trang 612, 613, 614, 636

259. Phạm Khắc Kiệm (1529-?)
Gia Lộc, Hải Dương
1571 đỗ Hoàng giáp khoa Tân Mùi, nhà Mạc
Sau giúp nhà Lê, Thừa chính sứ
NKB số 1426

260. Phạm Ngạn Toát (1539-?)
Quế Võ, Bắc Ninh
Cháu TS. Phạm Khiêm Bính
Dòng họ Phạm-Nam Sơn
1571 đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi, nhà Mạc
Thừa chính sứ
NKB số 1430

261. Phạm Thọ Khảo (1543-?)
Tứ Kỳ, Hải Dương
1571 đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi, nhà Mạc
Lễ bộ Tả thị lang
NKB số 1434

262. Phạm Hựu (1522-?)
Kim Động, Hưng Yên
Họ Phạm-Đào Quạt?
1571 đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi, nhà Mạc
Tham chính
Lên Cao Bằng cùng nhà Mạc
NKB số 1438

263. Phạm Duy Chu*
Xã La Xá, Tứ Kỳ, Hải Dương
Đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi 1571
Tứ Kỳ phong vật chí

264. Phạm Như Giao (1531-?)
Xuân Trường, Nam Định
1574 đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Tuất, nhà Mạc
Thừa chính sứ
NKB số 1446

265. Phạm Gia Môn (1522-?)
Dương Hồi, Ý Yên, Nam Định
1577 đỗ Thám hoa khoa Đinh Sửu, nhà Mạc. Làm Thị lang sau về nhà Lê
ĐVSKTT trang 622
NKB số 1458

266. Phạm Duy Tinh (1546-?)
Tứ Kỳ, Hải Dương
1577 đỗ Hoàng giáp khoa Đinh Sửu, nhà Mạc
Cấp sự trung
NKB số 1460

267. Phạm Thọ Chỉ (1539-?)
Cháu họ Phạm Lân Định, ông Phạm Hiển Danh
Dòng họ Phạm-Đông Ngạc
1577 đỗ Hoàng giáp khoa Đinh Sửu, nhà Mạc
Giám sát ngự sử
NKB số 1463

268. Phạm Khắc Minh (1545-?)
Nam Sách, Hải Dương
Bác Phạm Văn Tuấn, ông Phạm Văn Khuê
1580 đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn, nhà Mạc
Thượng thư, tước hầu
NKB số 1489

269. Phạm Đức Mậu (1551-?)
Tứ Kỳ, Hải Dương
1583 đỗ Tiến sĩ khoa Quý Mùi, nhà Mạc. Sau về nhà Lê làm Cấp sự trung
NKB số 1503

270. Phạm Công Phụ
Xã Đình Tổ, h. Đường An
1583 đỗ Tiến sĩ khoa Quý Mùi
NKB

271. Phạm Minh Nghĩa
(1548-?)
Thanh Miện, Hải Dương sau dời đến Phù Ủng
1586 đỗ Hoàng giáp khoa Bính Tuất, nhà Mạc làm Đề hình giám sát ngự sử. Sau về nhà Lê làm Tham chính
ĐVSKTT trang 625
NKB số 1510

272. Phạm Hiến (1552-?)
Kim Thành, Hải Dương
1586 đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất, nhà Mạc
Đề hình giám sát ngự sử
NKB số 1517

273. Phạm Viết Kính *
Tứ Kỳ, Hải Dương
1588 Đông quận công
ĐVSKTT trang 628

274. Phạm Y Toàn (1563-?) [Phạm Y Tuyền]
Nam Sách, Hải Dương
Con Phạm Quang Tán, cha Phạm Phúc Khánh
1589 đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, nhà Mạc
Theo nhà Lê, làm Giám sát ngự sử
ĐVSKTT trang 629
NKB số 1531

275. Phạm Cảnh
Đông Hà, Đông Hưng, Thái Bình
1589 đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, nhà Mạc
Tham chính
NKB số 1541

276. Phạm Viết Tuấn (1549-?)
Nam Sách, Hải Dương
1589 đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, nhà Mạc
Quy thuận nhà Lê làm Giám sát ngự sử, Trí Nguyên bá
NKB số 1544

277. Phạm Khắc Khoan (1544-?)
Tứ Kỳ, Hải Dương
Ông Phạm Khắc Tĩnh
1589 đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, nhà Mạc
Quy thuận nhà Lê làm Tham chính
NKB số 1545

278. Phạm Hữu Năng (1563-?)
Cẩm Giàng, Hải Dương
1592 đỗ Hoàng giáp khoa Nhâm Thìn, nhà Mạc
Quy thuận nhà Lê làm Hiến sát sứ
ĐVSKTT trang 634
NKB số 1548

279. Phạm Như Dao
1592 Hải Dương thừa chính sứ
ĐVSKTT trang 636

280. Phạm Cung
1593 Tả thị lang
ĐVSKTT trang 638

281. Phạm Điểm Tuần
[Phạm Điền Tuấn?]
1593 Giám sát ngự sử
ĐVSKTT trang 638

282. Phạm Tòng Mệnh (1537-?)
Gia Bình, Bắc Ninh
Dòng họ Phạm-Đông Bình
1592 đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, nhà Mạc
1593 Giám sát ngự sử
Về với nhà Lê làm Hàn lâm
ĐVSKTT trang 638
NKB số 1563

283. Phạm Nhữ Năng
[P. Hữu Năng đỗ Hoàng giáp?]
1593 Hàn lâm
ĐVSKTT trang 638

284. Phạm Tự Khiêm*
1593 Hiến sát sứ
ĐVSKTT trang 638

285. Phạm Doãn Sinh
1594 Bạt quận công
1598
ĐVSKTT trang 642, 651

286. Phạm Hồng Nho
Gia Lộc, Hải Dương
1592 đỗ Hoàng giáp khoa Nhâm Thìn, nhà Mạc
1596 viên hàn lâm về với nhà Lê làm Hữu thị lang, tước bá.
1605 đi sứ nhà Minh
ĐVSKTT trang 646, 659
NKB số 1551

287. Phạm Hàng
[Phạm Hãng?]
xã Thi Vụ, h. Đại Yên
1596 xưng Thiên Nam chiêu thảo đô nguyên súy
ĐVSKTT trang 647

288. Phạm Trân (1567-1641)
Tiên Du, Bắc Ninh
Chắt TS. Phạm Lang [Phạm Lương]
Dòng họ Phạm-Chi Nê
1592 đỗ Hội nguyên khoa Nhâm Thìn, nhà Mạc
Về với nhà Lê làm Hình khoa Đô cấp sự trung
1612
1618
ĐVSKTT trang 660, 662
NKB số 1557
.
289. Phạm Đại Kháng
Lệ Thủy, Quảng Bình
1592 đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, nhà Mạc
Giám sát ngự sử
NKB số 1561

Tháp Bút
________________________________

Ký hiệu tài liệu
ĐVSKTT - Đại Việt sử ký toàn thư
ĐVTS - Đại Việt thông sử
KĐVS - Khâm Định Việt sử thông giám cương mục
NKB - Các nhà khoa bảng Việt Nam


* Ghi chú: Người có tên nghiêng thường ít xuất hiện trong các tài liệu là người có công nhưng chưa được đánh giá hết cống hiến, hay người không có mấy công lao và cũng có thể một số người theo bè lũ bán nước hại dân cần phải lên án.

Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong thanh niên: Được và chưa được

(Tháp Bút giới thiệu khi kiếm được bài viết về việc làm đã xưa của mình)

Khoa học kỹ thuật luôn là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của một quốc gia. Hiểu rõ điều đó nên thanh niên Việt Nam trong thế kỷ 21 không ngừng tìm tòi và đóng góp nhiều thành tựu mới. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong thanh niên hiện vẫn còn một số nhược điểm.

Có thể minh chứng phần nào cho nhận định trên khi theo dõi Giải thưởng Khoa học kỹ thuật Thanh niên lần thứ XIII năm 2003. Trong số rất nhiều bài dự thi, tới đầu tháng 5/2003, 10 đề tài thuộc các lĩnh vực cơ học, công nghệ thông tin, vật lý, sinh học đã lọt vào vòng chung kết. Sự đa dạng của các đề tài cho thấy: với sức trẻ và sự năng động, thông minh, lớp trẻ ngày nay có thể thể hiện mình trên mọi "mặt trận". Trong phiên họp cuối cùng của Hội đồng Giải thưởng dưới sự chủ toạ của GS Viện sĩ Đặng Vũ Minh, Giám đốc Trung tâm KGHTN và CNQG và đồng chí Hoàng Bình Quan, Bí thư thứ nhất TW Đoàn TNCS HCM cùng tham dự còn có GS Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu và các nhà khoa học và chuyên gia cao cấp tên nhiều lĩnh vực khác nhau đã nhất trí cao khi lựa chọn ra 2 Giải Khoa học và 2 giải Kỹ thuật điển hình và đa số các Giải này đều nằm ở trong các lĩnh vực mới là Công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.

Tính thực tiễn của đề tài cũng được các tác giả rất chú trọng. Hai đề tài đoạt giải Kỹ thuật đều do nhóm các tác giả trẻ dưới 30 tuổi thực hiện và mang tính ứng dụng thực tế cao. Đó là đề tài Hồi phục bàn thử CK-54-1K1 của tác giả Phạm Chí Nhân Quân chủng Phòng không Không quân được hội đồng nhất trí cao khi đánh giá ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Với hệ thống tìm kiếm thông tin có hỗ trợ tiếng Việt - PanVietnam, nhóm tác giả trẻ ở Công ty NetNam đã đưa ra một website tìm kiếm hỗ trợ các font tiếng Việt thông dụng, hệ thống này còn mở ra khả năng ứng dụng tốt trong các giải pháp xây dựng thư viện điện tử ở Việt nam. Về ứng dụng CNTT còn có nhóm tác giả ở Công ty Đo đạc ảnh Địa hình lại ứng dụng công nghệ ảnh số thành lập bản đồ và hồ sơ địa chính phục vụ công tác giao đất, giao rừng, xây dựng hệ thống phần mềm lưu trữ và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính lâm nghiệp, hỗ trợ đắc lực cho công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng.

Đặc biệt được đánh giá cao ý nghĩa khoa học là hai đề tài: Nghiên cứu gây viêm tuỵ cấp trên chuột cống trắng và đánh giá tác dụng chống viêm thực nghiệm của chế phẩm AT-04 của Vũ Hà cùng Hoàng Văn Lương ở Khoa Dược lý, Học viện Quân y; Tìm hiểu học Thiên lý (Asclepiadaceae R.Br) ở Việt Nam của Trần Thế Bách ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Theo đánh giá của Hội đồng thì các đề tài thanh niên này đều ở mức các luận văn tiến sỹ khoa học xuất sắc và bản thân các tác giả đều có học vị Tiến sĩ.

Về đề tài của Vũ Hà và Hoàng Văn Lương, theo PGS.TSKH Nguyễn Văn Dịp, Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ Y tế, uỷ viên Hội đồng chấm Giải thưởng, đây là một nghiên cứu thực nghiệm trên cơ sở khoa học, nghiêm túc, tính khoa học cao, có triển vọng đưa vào ứng dụng trong công tác điều trị cho bệnh nhân. PGS.TSKH Lê Thành Phước ở Đại học Dược Hà Nội cũng nhận định đề tài có những đóng góp mới mẻ và sáng tạo trong nghiên cứu bệnh và điều trị viêm tuỵ cấp bằng chế phẩm AT-04 trên động vật thí nghiệm, đồng thời có triển vọng tốt áp dụng trên lâm sàng. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để có thể sử dụng chế phẩm AT-04 điều trị các bệnh lý viêm chung và viêm tuỵ cấp trên người bệnh (bước đầu đã áp dụng điều trị trên bệnh nhân bỏng tại Viện Bỏng Quốc gia).

Tìm hiểu họ Thiên lý cũng có nhiều điểm mới cả về nội dung và phương pháp nghiên cứu, có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn lớn trong việc giảng dạy thực vật học trên toàn quốc và những ngành khác như dược học. Được biết, thiên lý là họ thực vật có ý nghĩa khoa học và giá trị kinh tế cao, trên lãnh thổ nước ta có khoảng 110 loài nhưng rất khó định loại. Trần Thế Bách đã chấp nhận khó khăn này, lần đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phương pháp nghiên cứu mới: dùng màn hình kỹ thuật số, chương trình máy tính để phân loại và tìm mối quan hệ phát sinh, kết quả đã bổ sung thêm 1 chi và 6 loài mới cho hệ thực vật Việt Nam. GS.TSKH Phan Nguyên Hồng, Đại học Sư phạm Hà Nội đánh giá: đây là bước đổi mới quan trọng về phương pháp nhằm nâng cao chất lượng phân loại học ở Việt Nam.

Những kết quả trên khiến cho Hội đồng chấm giải nói riêng và những người quan tâm tới cuộc thi nói chung rất phấn khởi. Song, niềm vui đó sẽ trọn vẹn hơn nếu những nhược điểm trong nghiên cứu của thanh niên được hạn chế hơn. Tham dự một giải thưởng ở tầm quốc gia, vậy mà một số đề tài vẫn chưa có được kết quả khoa học và ứng dụng rộng rãi. Chẳng hạn đề tài Sử dụng ảnh vệ tinh TERRA-MODIS nghiên cứu chỉ số thực vật phục vụ công tác dự báo mùa màng trên lãnh thổ Việt Nam của Ths Doãn Hà Phong ở Trung tâm Vật lý & Công nghệ Môi trường - Viện Vật lý. Phương pháp sử dụng chỉ số thực vật thông qua ảnh vệ tinh để đánh giá mùa màng đã được áp dụng ở nhiều nước song vẫn là vấn đề mới ở nước ta. Có lẽ cũng vì còn mới mẻ nên công trình chỉ dừng ở mức nắm được lý thuyết, bề dày số liệu còn mỏng, các kết quả nghiên cứu chỉ được thực hiện ở một điểm nên tính thuyết phục chưa cao. Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, năm nay, còn hai đề tài lọt vào chung kết nhưng cả hai đều chưa được đánh giá cao. Một Uỷ viên Hội đồng chấm, đã trở thành vị giám khảo khắt khe nhất khi công tâm thừa nhận: Nghiên cứu vấn đề an ninh, bảo mật trên mạng và ứng dụng cho mạng máy tính của Bưu điện Hà Nội, thực chất chỉ là tóm lược của tác giả về vấn đề an ninh, an toàn bảo mật trên mạng từ các tài liệu thông dụng quốc tế, có tổng hợp về mạng, chứ không đưa ra được một giải pháp cụ thể nào. Tương tự, Nghiên cứu về Thương mại điện tử và đề xuất triển khai Thương mại điện tử ở Bưu điện Hà Nội cũng chỉ là bài tổng hợp kiến thức về thương mại điện tử, thí dụ minh hoạ là một trang web "chết". Trong môi trường Viễn thông - Internet, tác giả không đưa ra được khuyến nghị cụ thể nào về thương mại điện tử ở môi trường giá trị gia tăng dịch vụ của ngành.

Dẫu sao, sự tham gia đông đảo của lớp trẻ vào Giải thưởng Khoa học kỹ thuật thanh niên cũng là một tín hiệu vui, cho thấy không phải thanh niên Việt Nam thờ ơ với sự phát triển và hội nhập của đất nước. Chính những thành tựu nghiên cứu của họ đã, đang và sẽ góp phần đưa Việt Nam tiến kịp với thế giới tiến bộ, hiện đại.



Phạm Bình Minh

Nguồn tin: Văn phòng Hội Tin học Việt Nam

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2009

SỬ PHẢ TRANG ĐẠI NGẪU

bản tài liệu của dòng họ Lê Như ở Quỳnh Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình.
Lê Như Trượng ta là quan Điều hộ lục quân (quan quân y) nay nhân ngày giỗ tổ 2 tháng 9 năm Canh Ngọ đời vua Tự Đức thứ 23 (năm 1870) ta thỉnh truyền nguyên bản do cụ tổ biên dịch rằng:

1 - Nay là ngày hè tháng 3 năm Tự Đức thứ 11 tức tháng 4 năm 1858 đời vua Xuất Đế Chiêu Thống định đúng giờ ngọ ngày Thanh long Hoàng đạo sai quan triều Phan Thanh Giản coi việc sửa chữ Quốc ngữ, quan Vệ Pháp ta cùng quan Pháp Sư huyện Ngự Thiên phủ Tiên Hưng – Thái Bình được quan Phan Thanh Giản mời về Phủ Triều yết toạ việc chữ Hán, chữ Nho, chữ Quốc ngữ cho muôn đời sau. Ta cùng quan Ngự Thiên về khao đãi lộc vua cùng cùng thuyết trình lên cửu quan của phủ xong ta về đây thắp hương tại Cấm đình, cùng nhất chùa, tam miếu xong lại hội tụ các quan cùng về đây ngẫm về mùa xuân 1809, thấm thoát gia nhân, tướng sĩ anh em về đây hưởng lộc sinh sống nơi đầm lầy dân cư thưa thớt này, ta rời bỏ chức Dận Quận công Trấn thủ Đốc lãnh khu Trung Châu Bắc Kỳ đã 49 năm (1809 – 1858) hôm mà cùng anh em tọa lại ngày tháng năm, năm Tỵ 1809 khi ta cùng anh em là đoàn cuối cùng cắm sào ngoài sông đã cùng mấy anh em có chữ theo Sắc Chỉ tìm đến nơi đây mang lư hương đồng đen hiến kính thắp hương, thị sát Dư địa chí. Nghiên cứu đất đai, phong thổ, thần sử, địa lý nơi thần đất Chạ Miễu này và hôm nay nhân dịp Triều đình ban lệnh sửa chữ Quốc ngữ ta trình Hương lý, Làng Chạ, thắp hương trước Phả thần làng dịch 3 tấm bia đá gọi là Sử làng để truyền bá cho làng Chạ con cháu muôn đời sau hiểu về Sử làng kính ứng mà vun đắp cho cung cấm Chạ Miễu linh thiêng, khói hương tôn nghiêm mãi mãi. Từ chữ Hán dịch sang chữ Nôm con cháu thông tuệ rằng:

2 - Thần tích sử phả làng Đại Ngẫu được khắc trên ba tảng đá lớn, ngoài ra còn có ba bài vị, Tam vị Đại Vương và trong cung cấm đình Đại Miễu Ngẫu Trang còn có ba cuốn lớn là Sắc phong mà Đinh Tiên Hoàng ban cho Tam vị Quan Công phò vua dựng nước, lập Ngẫu Trang năm 968, phả này cũng có ghi trong Lễ bộ chính bản Ngọc phả thời vua Đinh hiệu là Đinh Tiên Hoàng cùng Tứ thần Trần Lãm hiệu là Trần Minh Công gốc Kiều Hoa cố hương tại Kỳ Bá phủ Thái Bình. Phả này truyền Thần tích rằng:

Từ thuở xa xưa nước Đại quốc là con cháu Lạc Hồng con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra 100 trứng sau nở thành 100 người con trai, 50 con theo mẹ xuống biển, 49 người theo cha lên núi, còn người con trai chui ra khỏi vỏ trứng đầu tiên được cha mẹ để lại cho lên ngôi Hoàng đế cho tên là Lạc Long Quân, hiệu là Vua Hùng hay gọi là Hùng Vương đặt tên đất nước là Văn Lang, thế rồi qua 18 đời Vua Hùng qua 2000 năm đều xưng là Hùng Vương đến đời thứ 19 không có hoàng tử kế vị Thục Phán là cháu chắt kế ngôi vua hiệu là An Dương Vưong đổi tên nước là Âu Lạc được an hoà 50 năm thì bị Triệu Đà thống trị xâm chiếm gần 400 năm. Nhà Thục mất, đất nước ta xuất hiện nhiều anh hùng nổi lên chống giặc xâm lăng lên ngôi giữ nước được vài năm rồi lại tan rã, bọn giặc phương Bắc thay nhau đô hộ nước ta mãi đến năm 939 có anh hùng Ngô Quyền ở gần Tích Sơn động đuổi ngoại bang dẹp yên trăm họ, yên hưởng thái bình rồi Ngô Quyền lâm bệnh nan y, giặc ngoại bang phương Bắc lăm le bờ cõi, bên trong thì 12 sứ quân nổi lên với cường chí thắng làm vua thua làm giặc. Nước non từ rừng núi đến đồng bằng loạn lạc, trăm họ đều thống khổ lầm than kêu thấu trời, rồi một ngày lòng trời muốn yên dân, điều lành xuất hiện ba sự kiện họ Phạm Công:

+ Thời ấy khoảng chừng sau thời Ngô Quyền nhiều năm ở đất Ứng Hoà, huyện Hoài Ân, Tích Sơn Hương động, Yến Vỹ trang có một người dòng dõi nhiều đời làm thuốc, văn chữ thông tuệ, đức hạnh hiền hoà, bẩy đời tu nhân tích đức, thiện nghĩa lấy nghề thuốc xây dựng cơ nghiệp và giúp người khó, tên Hoàng họ Phạm Công vợ là Trương Thị Trạch, gia cơ khang thịnh, vợ chồng thuận hoà tiết nghĩa nhưng ở tuổi 50 vẫn chưa có con, vợ chồng than thân trách phận muộn mằn, rồi tịnh chay tịnh khiết, mua sắm lễ vật đến Tích Sơn Hương động dâng hương nơi cửa Phật đài, khói hương nguyện cầu xin hiếu tử nối dõi tông đường. Hai vợ chồng tịnh thân ăn chay niệm Phật bẩy ngày bảy đêm. Trời tháng cuối đông mưa rét, lại có điềm lạ sấm chớp lưng trời. Đến canh ba mệt quá ngủ thiếp đi ngoài cửa động, Công ông mơ thấy giữa đêm mưa một vầng hào quang rực rỡ trên đài cao, có 10 vị Bồ tát giữa có Ngọc Hoàng Thượng Đế đang ngự, bên tả có Bát Bộ Kim Cương, bên hữu có Thập Điện La Hán, nghe có lời phán rằng: Nay thiên đình triệu bát thần chư vị tám phía mười phương tới về việc nước Nam bang rằng: Nhà Đinh là vua, nhà Nguyễn làm phụ chính bách thần, chư vị đồng thanh nói: Bái phục! bái phục! nhưng còn Phạm gia nô nhất hào chi ác, mười đời ở thiện đã trọn đường trung hiếu ta cho ba sứ giả xuống đầu thai hầu hạ nhà Phạm Công, giúp vua Đinh lập nước an dân.

Phạm Công bừng tỉnh dắt vợ trèo đèo lội suối về bản doanh ngày đêm hương khói tụng niệm và làm việc thiện giúp đời. Rồi Trương Thị có mang. Đến mùa thu tới vào canh ba đêm ngày mùng 1 tháng 8 trời mưa to gió lớn sấm chớp lưng trời, cả ngày hè lao động mệt mỏi nên Công Hoàng ngủ thiếp đi rồi mơ thấy: Trước cửa nhà là ngã ba sông có một con rồng nằm chắn ngang như một chiếc cầu kỳ diệu, trên cầu có ba người áo xanh, áo đỏ, áo trắng đi tới đang ôm nhau cười ha hả, chỉ vào nhà Phạm Công nói: Chúng ta được Thiên Hoàng sai mang Bút thần, Voi thần, Đao thần ngụ tại Ngẫu Trang ấp làm hiếu tử nhà họ Phạm đại nhân, đại nghĩa và hưởng phúc trần 100 năm, ngàn năm ăn lộc Thánh hiền nơi đó cùng tam vật thần ban. Có tiếng sấm động, Công Hoàng giật mình trước giấc mộng Thiên trao rồi chạy ra sân thấy một thanh Long đao sáng long lanh, một cây bút dài hơn mười thước, một Ông Voi bằng đá quý trong ruột đầy hoa văn ngũ sắc, hai vợ chồng quỳ khói hương lạy tạ Thiên Hoàng rồi bí mật cất dấu các của quý trời cho.

Đến giờ Ngọ ngày 2 tháng 8, Trương Thị sau mấy giờ liền đau đớn thì sinh ra một cái bọc lớn chui ra ba người con trai tuấn tú.
- Một người mặt xanh như nam, trên đỉnh đầu có nốt son hình chữ Thiên Tướng Uy Linh, ông đặt tên cho là Phạm Công Đinh.
- Một người mặt trắng là Phạm Công Thanh.
- Một người mặt đỏ là Phạm Công Hoài.
Vợ chồng Phạm Công chăm lo cho đàn con khôn lớn đến năm 3 cậu lên 5 tuổi thì Trương Thị mắc bệnh qua đời. Cuộc sống cha con rất khó khăn, rồi loạn lạc triền miên, người cha làm mọi việc để nuôi con khôn lớn, các cậu ngày đêm chăm chỉ học hết chữ nghĩa của cha rồi Phạm Công cho 3 con lên núi học chữ, học võ. Ba người con hiền thảo, hiếu nghĩa được truyền tụng khắp vùng.

Ở trấn Hương Tích có một người tên Công họ Phan là một đảng trong 12 sứ quân thấy gia cảnh Phạm Công liền muốn kết thân, khuyên Phạm Công đưa 3 con đến bổn doanh họ Phan. Họ Phạm ôm các con vào lòng nói rằng: "Nhà ta bao đời tu nhân tích đức nay gặp kẻ hổ lang đâu phải kẻ trung lương mà mưu việc lớn được. Rồi các đảng quanh vùng nhiễu nhương. Cuộc sống lầm than chẳng trừ ai, lại Phan Công quấy ải nên Phạm Công thu liệu tài sản, lập đàn hoá thân cho tổ tiên mười đời, rồi quây cất đặt bia đền tưởng nhớ, rồi dẫn 3 con hương khói bái biệt tông đường rồi cùng nhau xuôi thuyền xuống núi quay mũi chèo bái tạ quê hương, tìm đất Xuân Phong thơm hương cư ngụ dài lâu.

Đã bẩy ngày bẩy đêm, thuyền bồng bềnh theo tay chèo xuôi xuống miền Đông Bắc. Gặp ngày tháng 6 con nước lộng dễ chèo cha con họ Phạm đã đến Sơn Nam Đạo nơi ngã ba sông địa đầu huyện Quỳnh Côi, phủ Tiên Hưng, cha con vào trọ tại miếu tổ thần gần ngã ba sông. Nhìn tứ phương nơi đây đều là đầm lầy lau sậy, dân cư thưa thớt. Ngẫm lại giác mộng ngày nào, nay cha con ta đã trôi nổi đến nã ba sông này còn biết đi về đâu, tìm đất Xuân Phong nơi nào, trong lòng Phạm Công bối rối khi nhìn đàn con đang tràn đầy sức sống nghĩ cần phải có nơi cho các con văn ôn võ luyện rồi chạy vào miếu tổ, hương khói tụng niệm, cầu nơi đất rồng thiêng an cư lập nghiệp, đên khuya thao thức mãi rồi Phạm Công mơ màng thấy có vị thần đất có đôi mát sáng như hai vì sao dắt tay qua đường dài 500 thước về phía Đông Bắc. Đến một ngôi miếu nhỏ chung quanh là miếng đất vuông giống như chữ đất thần có cây dâm bụt cùng cây ruối cổ bao bọc chung quanh rộng đến 3000 thước vuông, tỉnh dậy Phạm Công bàng hoàng với giấc mộng.

Khi ông mặt trời tỉnh dậy thì cha con họ Phạm thắp hương bái tạ miếu tổ, nhằm thẳng hướng Đông Bắc, thuyền xuôi được quá 500 thước đã thấy trước mặt có một ngôi đền miếu ở giữa vuông đất cao, cây cối um tùm, khói hương nghi ngút, trên đài cao có Phật Bà nghìn mắt nghìn tay đang tọa - chung quanh hàng cây cổ thụ bao bọc đàn chim hàng ngàn con làm tổ kêu ríu rít, cha con cập thuyền làm lễ bái yết rồi Phạm Công nói với các con rằng: Đây chính là đất Xuân Phong của cha con ta sống trần tục một trăm năm tại đất này. Rồi cha con cùng nhau phát cỏ, cuốc đất đắp nền dụng nhà từ đường, rước bài vị tổ tiên, lập đài đặt ba vật báu thánh ban để hương khói hàng ngày. Rồi tìm đến quan Khinh thị phủ Tiên Hưng bái nhập gia cư. Cha con cùng tra ngô, tỉa lúa hết những hạt giống ngô, lúa mang theo ở các nơi đất cao. Đặt đó bắt cá ở nơi đất trũng. Ba anh em xin cha cho đặt ba lều trại trên đất địa chí ở 3 nơi để phân công nhau coi giữ đất đai theo địa thế con rồng cuộn để cùng trai tráng trong vùng luyện tập võ nghệ.
- Lều trại phía Bắc làng do Đinh Công coi giữ.
- Lều trại phía Nam do Thanh Công coi giữ.
- Lều trại phía Tây Nam do Hoài Công coi giữ.
Mời nho sinh tụ họp và và được đặt tên nơi này là ấp Ngẫu Trang nhiều nho sinh võ nghệ cao cường đến ngồi ngắm trăng. Thời ấy 12 sứ quân đánh nhau liên miên, dân tình đói khổ, bệnh tật, sống lầm than, trăm họ khốn cùng. Lòng trời xui khiến có ông Đinh Bộ Lĩnh tuổi trẻ, con ông Đinh Công Trứ một tướng triều Ngô, cha chết, Người theo mẹ về cày ruộng trồng lúa tại đất Hoa Lư đứng lên hợp với quân Đằng châu Kim Động phủ Hưng Yên, chiếm đất Ái Châu làm cát cứ, tụ họp quân sỹ khắp mấy vùng, có Nguyễn Bạo, Đinh Lý , Trịnh Thân làm tướng võ, lại thấy tướng Trần Lãm là tướng giỏi võ có hàng ngàn quân lính, gốc người Kiều Hoa liền tôn vinh là bậc thầy và xin hội quân.

Ngày mồng 2 tết năm ấy có tướng giỏi võ mưu cao - thầy trò hội tướng đi thị sát Hoa Lư phủ, Thái Bình phủ, Hưng Yên phủ. Về đến Ngẫu Trang trời đổ mưa to gió lớn nước dâng cao, thầy trò cắm thuyền nghỉ tại nơi miếu thờ, thắp hương an toạ độ đường. Đến canh ba, ba anh em họ Phạm đang ở ba lều canh nhìn về miếu chính (sau này Tam Công tôn tạo thành nơi thờ Ông Voi thần, thờ Phật gọi là chùa Ngẫu Trang) thấy có đám mây vàng bay thấp, áng lóng lánh thì cùng nhau chạy tới, kháo nhau rằng: Có Thánh nhân đến, liền dắt nhau vào nơi tôn nghiêm, ngó thấy một người ngủ bên trên có rồng vàng ấp bên tả, bên hữu; ngó phía dưới có nhiều người đang ngáy như sấm. Liền về sắm lễ vật hương khói ra miếu chính vừa lạy vừa kêu. Đúng giờ Tý họ Đinh tỉnh giấc ra hỏi: Nhà ngươi đây họ tên gì mà cảm phục Đinh Bộ ta?

Cả nhà họ Phạm sụp lạy mà thưa rằng: Tam Công ta nghe chí đức của Bệ hạ từ lâu, nay đã gặp xin kính lạy, kính lạy. Rồi kính lạy cha xin theo Bệ hạ để được sai bảo, muốn được cùng chư thần khôi phục cảnh Nam Bang.
Đinh Bộ Lĩnh cả cười mà rằng: Kính quý, kính quý! Rồi cùng nhau thắp nhang; bàn thổ sự Nam bang mấy ngày liền chưa hết.

Lúc này một sứ quân của Phòng Yết đóng ở Đằng Châu có gia nhân mật báo. Biết họ Đinh đang hội tướng ở ấp Ngẫu Trang. Canh 3 kéo vây định diệt họ Đinh. Lại có nho sinh cấp báo; Tam Công dẫn anh em nho võ đến giải vây cứu Đinh Bộ Lĩnh ra miếu lều Đông Nam, cùng nho tướng bơi thuyền dẫn Ngài phi hành về sông Cầu Tụng chí bái biệt ngày thanh sạch đón nghênh tam quân cùng quân nho sinh thượng võ về hội tụ.

Phòng Yết không bắt được nhà Đinh, cho quân quay lại cướp phá ấp Ngẫu Trang bị Tam Công cùng hội quân đánh đuổi, bỏ hết của cải người thương vong, lại dùng thuyền chạy thoát thân. Anh em nho sỹ cùng nhau kéo xác giặc cỏ chất thây trên gò cao trước Cấm Đình, rồi hô hào lấp đất lên, từ đó Tam Công gọi đó là gò Đông Nam cửa Cấm là Đống Giặc. Còn các nho sinh đã bỏ mình cứu họ Đinh thì đem xác về cửa Cấm mai liệm, tế lễ 7 ngày, 7 đêm rồi đem táng tại cồn đất phía Tây Bắc làng và Tam Công đặt tên cho đất đó là Cồn Đất Keo Sơn Gắn Bó.

Tam Công chọn ngày bái biệt cha cùng hội tụ quân sỹ quanh vùng, đúng ngày hẹn đến dưới trướng Đinh Công. Đinh Công thu lập được nhiều tướng giỏi từ Ái Châu đến các tù trưởng, các hào kiệt, ấp điền cùng đồng lòng dấy binh tôn Đinh Bộ Lĩnh làm vua, vua Đinh phong cho:
- Nguyễn Bạo làm Đại nguyên súy.
- Đinh Lý Trịnh Thân làm Đại tướng quân.
- Phạm Công Đinh làm Thống lĩnh thủy bộ tiền quân kiêm Điều hộ học quân.
- Phạm Công Thanh là Pháp sư mưu thần Tham tán.
- Phạm Công Hoài là Tham tán mưu thần
cùng 4 vạn quân chia làm 3 đạo đi dẹp sứ quân toàn thể Nam Bang.

Tam Công dẫn hai vạn quân đi dẹp Đằng châu sứ quân Phòng Yết là mạnh nhất, nghĩa quân thủy bộ từ hai phía đổ vào oai phong lẫm liệt đánh tan cát cứ Đằng châu bắt sống Phòng Yết, các sứ quân khác đều bị đánh bại và tan rã. Đinh Bộ Lĩnh hạ lệnh hồi quân. Hội đồng chủ tướng khao thưởng 3 quân khai khúc khải hoàn. Đinh Bộ Lĩnh tự xưng làm vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng* đóng đô ở Hoa Lư, Trường Yên, xuống chiếu yên dân dựng nước. Trần Lãm tức Trần Minh Công được vua nhận làm tứ thân. Trần Minh Công xin lui về Thái Bình phủ, Kỳ Bá tổng để làm ăn sinh sống khi nào thác thì phong cho làm Thần Hoàng nơi miếu tổ Kỳ Bá rồi phong cho:
- Phạm Công Đinh là Thượng Thiên Đại Vương.
- Phạm Công Thanh là Thanh Lãng Đại Vương.
- Phạm Công Hoài là Hoài Nhân Đại Vương.
Ban cho Đinh Công chức Viên quan thị bộ Thái y viện, Thanh Công chức Pháp sư quan thầy, Hoài Công chức Võ quan Đại Vương.
Rồi ban cho một cờ thần 4 người khiêng cho thuyền thủy, ngựa bộ, ban cho các trang sỹ có công. Ban cho Hoàng Công có công nuôi dạy Tam Công là Thân vương. Rồi ban Sắc Chỉ cho Tam Công cùng 50 thân sỹ hưởng thanh bình tại ấp Ngẫu Trang. Quân tướng về nơi cư ngụ vinh quy bái lạy cha già rồi đem lộc vua ban xây dựng nơi đền miếu cổ thành chùa thờ phật của ấp, xây cấm đình để làm nơi thờ thần đất và cất giữ Sắc Chỉ vua ban. Rồi cho đào giếng mắt thần hứng nước mưa từ mái cung cấm, đất mắt rồng, mũi rồng cho dân chúng lấy nước thượng thiên dùng cùng ngũ cốc. Xây dựng lại 3 ngôi lều trại thành 3 miếu thờ thần linh, thần xà giữ đất ấp làng. Công Hoàng bàn giao Ông Voi cho Đinh Công. Giao thanh Long Đao cho Hoài Công. Giao cây bút cho Phạm Công. Rước lên đài thờ trên cung cấm, cùng cờ xí vua ban, rồi mời các quân sỹ nay đã là giai đinh trong ấp về khao đãi và bái biệt cư dân đưa cha già vãn hồi Yến Vỹ trang cố hương để bái gia tiên thân mẫu.

Cha con đang vãn cảnh sông núi điệp trùng nơi cố hương. Nơi Tích Hương sơn động Yến Vỹ, nơi thiên hà bình sơn chưa hết 3 mùa xuân thì than ôi thân phụ đã về với tiên tổ ở tuổi 90. Tam Công thờ khóc cha thảm thiết rồi đặt cha nơi đỉnh núi phía Tây Nam nhìn về ngã ba sông nơi nhà Đinh đóng cố đô sầm uất - bên cạnh mẫu thân đi sớm rồi dựng 1 thao lưu ghi nhớ công ơn cha mẹ để thường xuyên đèn nhang cúng tế.

Hết 3 năm tang cha, Tam Công bái lạy cha mẹ tổ tiên, quê hương rồi trở về ấp Ngẫu Trang Yến Vỹ. Nơi cư ngụ mà 3 vị đã lớn lên và lập công cũng từ nơi ấy. Tam Công trở lại chốn xưa, phân công nhau, người coi địa chí dinh lũy, người dạy chữ thánh hiền cho dân, người làm thuốc để cứu giúp người khó, khuyên răn dân y việc canh nông cấy cày, đời sống nhân dân được yên thịnh, 3 ngài chia nhau ngự 3 nơi miếu thần thanh thản vịnh thơ rằng: Trướng gấm ngây hình Hoa Lư dây Gác tía lầu trang tự Yến Trang Đất thiêng hun đúc thiên mệnh nhỏ Một chốn an cư thật dài lâu Nhớ công ơn son sắt của Tam Công, hàng năm Đinh Tiên Hoàng lấy ngày đầu đến ngự đêm tại nơi đền miếu ấp Ngẫu Trang mồng 2 tháng giêng âm lịch. Ngày vua Đinh được giải vây bằng gươm giáo của nho sinh do 3 anh em họ Phạm cầm đầu, vua Đinh sai sứ thần đem lễ vật: Củ dứa gọi là cục phết, bông lau làm cờ đến Ngẫu Trang cúng tế đất trời, thông công cho Tam vị Đại Vương là con trời xuống giúp vua lập nước yên dân, ngài cho mở yến tiệc khao đãi dân binh, mở hội cho các dân binh múa gươm giáo, tranh đoạt đầu giặc đem đến đống phết hành thích, phất cờ lau để tưởng nhớ những ngày chinh chiến vua tôi lén lách trong lau sậy diệt giặc loạn để nhớ ơn Tam Công cùng chư vị anh hùng hồn siêu phách lạc hâm hưởng phù hộ cho ấp thôn đầm ấm trù phú. Thấm thoắt mấy chục năm đã qua Tam Công đã quá tuổi lên lão - vào những ngày ở tuổi cổ lai hy Tam Công đem sổ thiết lập cung số ghi tên làng vào bia đá tích thần, chọn quẻ càn khôn, chọn ngày Mão giờ Dần đem táng tứ vật thần ban về với đất vĩnh cửu cũa đất Yến Vỹ trang Đại Ngẫu giữ yên ấm địa chí vĩnh cửu ngàn đời sau rằng:
- Tù trưởng làng cùng giai đinh rước cờ ra táng tại cồn đất cao nhất tại cổng làng và đặt là đống Lá cờ.
- Giai đinh theo Đinh Công mang Ông Voi đã được yểm đảo ra táng tại phía Tay Bắc làng, đầu chầu về Đô La Thành, đuôi là chính đất Đại Ngẫu
- Thanh Công cùng giai đinh mang cây bút thần cắm dưới biên giao phía đông làng và phán rằng: "Một nghìn năm sau đất Yến Vỹ này có nhiều quan nho, quan y hiền hoà. Ai thất đức có làm quan cũng khỏi luân hồi".
Còn vị Hoài Công không táng thanh đao để phát quan võ lại gác lên đài miếu phía Tây Nam.

Tam Công chọn ngày lành tháng tốt cùng gia nhân bô lão trong làng, ấp mở tiệc lập đàn tế lễ cúng tiến đất trời, khao đãi ấp Chạ. Có dân binh cùng các phủ đường ăn uống với dân bản Chạ, xong cuộc đàm đạo vui mừng còn chưa vãn hồi thì trời đất bỗng u ám, mây đen mù trời, mưa to gió lớn, sấm chớp lưng trời. Thấy điều lạ, Tam Công vái trời đất, vái bài vị cha mẹ, vái cung cấm đình làng, vái về đất Hoa Lư, Trường Yên. Đứng giữa bờ giếng mắt rồng làng ấp Ngẫu Trang vái lên trời, bỗng có đám mây hồng vàng phủ kín sân cung cấm ấp Ngẫu Trang, đám mây bay bồng bềnh lên cao dưới ánh sáng chớp đan vào nhau sáng lưng trời. Trời bỗng quang, mây tan, mưa tạnh trăng sáng vằng vặc, Chạ ấp cùng bô lão đổ ra sân thì than ôi Tam vị Phạm Công đã nan y về trời, dân làng vái lạy trời đất minh thiêng rồi sai người phi mã thỉnh tới kinh kỳ. Vua sai sứ giả cùng thầy pháp sư đến Ngẫu Trang lập đàn cúng tế cầu siêu tắm rửa thi hài Tam Công rồi sai 2000 gia binh dã vu hồi quê: Trang phục lễ chỉnh tề cùng gươm giáo chắc tay thỉnh lễ bên linh cữu 3 ngài đủ 7 ngày 7 đêm rồi đem ra táng tại gò đất Miễu gọi là gò Tam vị Thánh Hoàng yên nghỉ vĩnh hằng. Nơi cung cấm Đại Ngẫu được sứ thần đặt bài vị ba ngài, từ ấy cung cấm đình của ấp Yến Vỹ Đại Ngẫu thờ ba vị anh hùng thời Đinh cùng 3 nơi miếu thờ:
- Miếu Đông thờ Cây Bút.
- Miếu Bắc thờ Ông Voi.
- Miếu Tây thờ lá cờ đều được quan Pháp sư yểm đảo cho dân lưu giữ thờ phụng hương khói tôn nghiêm.

Sau nhiều năm gọi là mãn hạn tang Tam vị Đại Vương, vua Đinh Tiên Hoàng sai Quốc Sứ Thần là đô đốc ngự sử Trịnh Thâu đem quan Pháp sư giỏi chữ Hán cùng cưỡi voi đến Ngẫu Trang phong ban cho Tam vị Đại Vương cùng ba ngôi ngai thờ tại cung cấm đình Yến Vỹ Đại Ngẫu, phong sắc cho làm phúc Thần Hoàng ấp Đại Ngẫu. Ban ấn tín sắc phong thần cho Tam vị Đại Vương hưởng thụ ngàn năm nơi Tam vị lập công, dựng ấp đồng thời sai chuyên chở bia đá cử quan giỏi chữ Hán khắc lưu truyền lưu trữ tên tuổi công danh cha con Tam Công truyền tụng đời sau. Sứ thần cùng dân ấp xây đắp tôn tạo vững chắc lại ba nơi miếu thờ, cho rước bài vị Tam Công về ba miếu thần để nhớ những ngày đầu lập ấp cắm địa chí nơi 3 ngài làm lều coi giữ đất long chầu hổ phục của đất Yến Vỹ Ngẫu Trang. Quan sứ thần cùng dân cư ngụ trong trại ấp tấp nập cả mùa xuân lập thờ. Rồi tịnh thân tịnh khiết sắm sửa lễ vật, lập đàn cầu siêu trên mộ chí Tam vị Đại Vương tại đất Cồn Miễu cùng quân gia binh đã vu hồi quê hương đại trang nghiêm, cúng tế 7 ngày 7 đêm nguyện cầu độ trì linh ứng cho nước, cho dân, niệm bái tạ lễ vua ban Tam Thánh Hoàng, cùng bia đá sắc phong. Từ đó cung cấm đình Đại Ngẫu cùng ba nơi miếu đường hương khói tôn nghiêm, quốc đảo, dân sự, quan, dân cầu niệm uy linh chấn động, linh ứng độ thế an dân, quân binh nơi Chạ Đông cầu tụng có nhiều nho sỹ giỏi theo Tam Công giúp vua dựng nước cũng được phép sao thờ phụng Tam Công nơi miếu đường ấp Trang Ngẫu. Tam vị Đại Vương hiện diện phò vua khai quốc, phù thác về trời độ hưởng lộc Thánh Hoàng tại ấp Chạ Ngẫu minh thiêng.

Đến triều đại nhà Trần, giặc Nguyên xâm lấn nước ta với đức tài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Phụng mệnh sai chỉ của Trần Thái Tông, Quốc Tuấn phái sứ thần Trần Nhi cùng Cao Bá Thần vào cấm đình trình sứ, thắp hương cầu niệm Tam vị Đại Vương độ trì phù giúp vua giữ nước, an dân, đại phá quân Nguyên, bắt sống tướng Ô Mã Nhi. Thắng trận vua Trần Thái Tông phong sắc cho Tam Công: Vị thứ nhất: Linh Ứng Anh Triết Hiện Lược. Vị thứ hai: Anh Vũ Đại Lược Hồng Tài. Vị thứ ba: Thông Minh Tài Đạt Hồng Cận.

Đến triều Lê: Vua Lê sai sứ thần Nhĩ Phong về khói hương cầu nguyện, thần sứ vào cấm đình Ngẫu Vỹ Trang trình lễ vật, trình sứ khói hương nguyện cầu để vua Lê yên dân giữ nước vua Lê Thái Tổ đức độ giỏi giang nguyện cầu linh ứng đã đánh bại Liễu Thăng thiên hạ thái bình khao quân chuẩn tướng rồi sai sứ thần mang sắc phong ấn tín về Ngẫu Trang phong cho Tam Công chức:
Vị thứ nhất: Rực vân tế thể uy linh.
Vị thứ hai: Hùng kiệt hộ quốc an dân.
Vị thứ ba: Phá tế cương nghị anh linh.
Qua các triều đại đời đời dân chúng phụng sự quanh năm hương khói tố hảo ấm cúng uy linh bốn mùa tiến lễ ngày sinh, ngày thác, ngày tuần.

Hoàng triều Hồng phúc cửu thiên mệnh thu nguyệt. Quan Lê Như Trượng dịch tái luận cựu chính sử địa Hán sang Quốc ngữ tán hạ 1858, Thái Bình Tiên Hưng phủ bái cúng. Cũng là ngày Lê Như Trượng tôi cùng quan Ngự sử góp công, góp của xây dựng đình làng thành đình ngũ gian. Nay khánh thành đình cùng ngài Huyện Ngự Thiên phủ Tiên Hưng Thái Bình ngự thiện sau đối sử chuẩn y triện tái tuấn chiếu phả. Sử phả này có trong bộ sử phả của chính sử đô quốc.

Lê Như Trượng gác nghiên ký

3- Kết luận: Lê Như Trượng ta sinh ra lúc thời loạn lạc tại phủ chúa Nguyễn thuộc đất Thuận Hoá nơi đô hội của Trung Kỳ. Ta lớn lên cùng cha mẹ, ông bà nội ngoại ở cố thành Trung Châu Bắc Kỳ nơi rừng sâu núi cao mà người ta gọi là miền sơn cước. Ta lớn lên trong chinh chiến cùng nho chữ được nội ngoại dạy dỗ cho trưởng thành đỗ khoa bảng tại Quốc Tử Giám rồi được vua ban vinh quy về chốn quê ngụ, làm Đô đốc Đồng Trị vệ quốc Thượng tướng Dận quận công Trấn thủ đốc lãnh Trung Châu Bắc Kỳ. Từ 1809 được Sắc Chỉ đem anh em đồng đảng về khu 2 trang Đại Ngẫu và hưởng lộc vua từ đó đến nay. Nay có chiếu vua về phổ biến chữ Quốc ngữ, sau những ngày yết kiến vua, ta về đây trộm nghĩ lòng ta ơn vua phù dân. Ta trình làng xin dịch bia đá làng từ chữ Hán văn sang Ngữ văn. Nay hoàn tất xin kính trình làng lại mời được quan Ngự thiên phủ Tiên Hưng, Thái Bình về ngự thiện chuẩn y triện. Sử này có trong bộ Lễ sử nhà Đinh.



Ta gác nghiên kính kính.

Ngày song thập năm Tự Đức thứ 11 (1858). Lê Như Trượng ký.


Ta là Lê Như Thượng cháu nội cụ Lê Như Trượng, cụ Đốc Trượng mất ngày 2 tháng 9 năm Ất Sửu (1865) hưởng thọ 96 tuổi. Ta sao chép bộ sử sang sách mới để lại cho con cháu y bản cụ dịch. Ngày 2 tháng 9 năm Canh Ngọ. Lê Như Thượng ký. Ta là Lê Như Thực cháu nội cụ Lê Như Thượng, cụ Chánh Thượng sinh năm Sửu Minh Mạng thứ 10 (1829) hưởng thọ 71 tuổi. Do ngày tháng ta xin sao chép y bản sử phả cụ Thượng để lại cho cháu chắt hiểu về gốc nơi cư ngụ. Ngày thượng tuần sơ nhất nhất năm 1942. Lê Như Thực tự Pháp Thắng ký

(Bản này do ông Nguyễn Hữu Hy, số nhà 93 tổ 50 phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội sao in ngày 24 tháng 01 năm 1999).

Lê Thy 

Nguồn tin: vi.wikipedia.org

-------------
Chú thích: Phòng Yết ở Đằng Châu chính là Phạm Phòng Át - Phạm Bạch Hổ

Người giữ sử giữa lòng biển xanh

(QNg) - Vừa nghe tôi hỏi đến tên "Phạm Thoại…", anh xe ôm ngay cầu cảng Lý Sơn liền reo lên: "Phạm Thoại Tuyền chứ gì? "ông Hoàng Sa" ấy mà, dân đảo này từ già đến trẻ ai mà không biết và quý trọng ông Tuyền. Để tui chở đến nhà ổng cho, miễn phí...".


Ông Phạm Thoại Tuyền đang dâng hương tại mộ gió cụ Phạm Hữu Nhật (Chánh đội trưởng Đội Thuỷ quân Hoàng Sa).

Trước sự hồ hởi của người dân đảo Lý Sơn khi nhắc đến tên Phạm Thoại Tuyền khiến tôi càng thêm nôn nóng muốn gặp ông. Không chỉ vì tôi đã biết ông là người lưu giữ nhiều tài liệu quý về Hoàng Sa, mà giờ tôi còn biết thêm được sự quý trọng của người dân trên đảo dành cho ông vì ông là… người giữ sử giữa lòng biển xanh.

"Ông Hoàng Sa" của Lý Sơn

Trước mặt tôi là người đàn ông khoảng hơn 60 tuổi, dáng người thanh mảnh, vẻ trí thức vồn vã đón khách vào thăm nhà mình. Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là căn phòng chưa đầy 30 m2, nhưng chứa đầy đồ gốm sứ, các bức tượng Chăm, tiền xu, đồ thờ, chén dĩa cổ, ấn tín thời Nguyễn, đặc biệt là một kho tàng về tư liệu Hoàng Sa... và cả những giấy khen vì các thành tích phát hiện bảo vệ các hiện vật văn hóa của ông, do các cơ quan chức năng tặng ông Tuyền. Nghe tôi hỏi về biệt danh "ông Hoàng Sa", ông Phạm Thoại Tuyền bật cười thú vị giải thích về tên gọi đặc biệt này do người dân trên đảo đặt cho ông.

Bởi hiện nay ông có trong tay khá nhiều tư liệu quý về Hoàng Sa. Nói rồi ông đưa cho tôi xem những tư liệu mà ông còn lưu giữ đến giờ. Theo những gì còn lưu giữ lại tại nhà ông Phạm Thoại Tuyền thì, vào thế kỷ 16, với ý thức về chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên vô giá ở biển Đông, Chúa Nguyễn đã lập đội Hoàng Sa để canh giữ chủ quyền của đất nước.

Đội Hoàng Sa lấy từ người làng An Vĩnh của huyện đảo Lý Sơn. Nhiệm vụ của đội là trong thời gian từ tháng hai đến tháng ba hằng năm dong thuyền ra biển, vượt muôn trùng sóng gió đến các đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo phía Nam khác, để đo đạc thuỷ trình, canh chừng giặc biển, dựng bia chủ quyền, khai thác và đánh bắt hải sản...

Dân binh phải đi bằng ghe câu, chèo khoảng ba ngày ba đêm thì đến quần đảo Hoàng Sa nếu biển yên gió lặng. Trong thời gian sáu tháng làm nhiệm vụ lênh đênh trên biển, đối phó với trăm ngàn hiểm nguy có thể mất mạng bất cứ lúc nào nên trên mỗi thuyền câu ngoài trang bị lương thực, còn chuẩn bị sẵn nẹp tre, dây buộc, chiếu, thẻ bài đề phòng chẳng may hy sinh thì người còn lại sẽ bó xác vào chiếu, hy vọng trôi về quê nhà. Và nhiều người đã ra đi mãi mãi, biển xanh là nghĩa trang của họ...

Ngày nay, trên đảo còn tồn tại một loại mộ gọi là mộ gió, những ngôi mộ này được người dân trên đảo lập ra, thờ cúng và tôn kính. Tuy nhiên bên dưới không hề có xương cốt, chỉ có hình nhân thế mạng làm bằng đất sét trắng tượng trưng cho những người đã ra đi không trở về... Ông Tuyền đã đại diện tộc họ Phạm (Văn) - một trong những tộc họ lâu đời trên đảo, có rất nhiều người đi lính Hoàng Sa như Phạm Văn Nguyên, Phạm Văn Sang, Phạm Hữu Nhật... đề nghị các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng có liên quan dựng bia cho những ngôi mộ gió này, nhằm tri ân họ.

Vào tháng 4 hằng năm, người dân huyện đảo Lý Sơn lại long trọng tổ chức "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa" để ghi ơn những người làm nhiệm vụ giữ gìn biên cương Tổ quốc trên biển Đông trong đội Hoàng Sa, đồng thời qua đó để các lớp con cháu hôm nay hiểu rõ hơn về tổ tiên, nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ông Tuyền luôn trăn trở và mong muốn những giá trị văn hoá cao đẹp ấy của Lý Sơn được nhiều người biết đến và công nhận. Mỗi khi có khách từ đất liền ra thăm đảo, ông Tuyền đều tình nguyện làm "hướng dẫn viên du lịch" đưa các vị khách đi tham quan, đồng thời nhiệt tình giải thích, thuyết minh về các giá trị văn hoá, lịch sử của huyện đảo, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến Hoàng Sa. Do am hiểu, tâm huyết, góp nhiều công sức vào việc lưu giữ và phổ biến những câu chuyện về Đội dân binh Hoàng Sa ấy, vì vậy nên mọi người quý trọng gọi ông là "ông Hoàng Sa".

Muốn con cháu hiểu được lịch sử của cha ông

Ông Tuyền tâm sự về lý do mình sưu tầm các cổ vật, lưu giữ các tài liệu quý liên quan đến Hoàng Sa và lịch sử huyện đảo Lý Sơn là "Muốn cho con cháu biết được công lao của cha ông mình". Những bộ sưu tập của ông kế thừa từ việc lưu giữ giấy tờ, đồ vật của thế hệ trước.

Từ năm 1975 ông bắt đầu tìm hiểu, đi sâu vào việc sưu tầm cổ vật. Nhiều cổ vật do dân đảo phát hiện khi thay đất trồng tỏi, lúc đầu nhiều người dân không biết được sự quý giá của những đồ vật này, ông Thoại Tuyền đã "linh cảm" và phát hiện được sự quan trọng của chúng. Ông Tuyền đã đến chỗ người dân đào được cổ vật, xin mang về, cất giữ cẩn thận. Việc sưu tầm cổ vật không chỉ là vì gia đình ông, mà còn bởi vì huyện đảo Lý Sơn. Ông Tuyền còn kể thêm, nhiều khi ông phải bỏ tiền ra mua các cổ vật vì không muốn công lao của cha ông bị thất lạc…

Đến nay ông đã có gần 1.000 mẫu vật trong bộ sưu tập của mình như bộ sưu tập cổ vật Sa Huỳnh; sưu tập tư liệu bài báo về Hoàng Sa, Trường Sa, Lý Sơn; bộ sưu tập tiền xu; tượng Chăm; bộ sưu tập ấn tín, các văn bản Hán Nôm do ông bà để lại… Trong đó có những cổ vật được xác định từ 2.000 đến 3.000 năm trước, có những tài liệu hết sức quý giá như văn bản về việc vua Gia Long phong thần cho những người có công đi Hoàng Sa…

Ông Tuyền luôn khuyên nhủ con cháu trên đảo phải coi việc học là hàng đầu, không chỉ học để lập thân, mà còn bởi vì chỉ có học mới hiểu biết được những giá trị văn hoá của cha ông để mà tri ân và lưu giữ. Muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc thì trước hết phải bảo vệ, lưu giữ những giá trị văn hóa, di sản của cha ông để lại.

Trong thời gian vừa qua, ông đã tặng nhiều hiện vật có giá trị cho Bảo tàng tỉnh. Ông tâm sự: "Tôi sẽ tiếp tục công việc sưu tầm và lưu giữ cổ vật, để con cháu trên đảo và khách từ xa đến có cơ hội tham quan và tìm hiểu về văn hóa Lý Sơn. Nguyện vọng của tôi là sẽ được cống hiến những bộ sưu tập của mình cho Nhà nước để những giá trị truyền thống, công lao của cha ông được nhiều người biết đến, và con cháu trên đảo sẽ tiếp tục công việc tôi đang làm…"

Bảo Hòa
 
Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi

Làng Phù Ủng - quê hương danh tướng Phạm Ngũ Lão

LƯỢC KHẢO VỀ HỌ VŨ CỦA LÀNG PHÙ ỦNG, HUYỆN ĐƯỜNG HÀO, TỈNH HẢI DƯƠNG
(Quê hương với danh tướng Phạm Ngũ Lão).

A. LỜI MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU LÀNG PHÙ ỦNG

Tên làng cổ này thoạt nghe lạ tai và khó hiểu ý nghĩa tên Làng này có nghĩa gì? Vì trong 50, 60 năm qua, Hán học suy tàn trong dân chúng cả nước ta, nhất là từ 1945 đến nay. Đại đa số người Việt sau năm 1954 chỉ biết chữ Quốc Ngữ theo mẫu tự A, B, C… Đến năm 2000, cả nước ta, chỉ còn không quá 500 người trong 80 triệu dân, biết đọc, biết viết chữ Hán Nôm! Đa số quá bán, lại là các cụ sư tăng cao tuổi. Trong xã hội bên ngoài chùa chiền, còn khoảng hơn 200 người biết chữ Hán Nôm và chỉ có 80 người thuộc loại giỏi, khá, có thể dịch thông thạo văn bản cổ thư xưa (có 50 người là chuyên viên Hán Nôm tốt nghiệp ở Đại Học Hà Nội, Huế, Sài Gòn trước 1975 đều lớn tuổi hơn 50, 60 vào những năm thập niên 90 của thế kỷ XX). Còn 120 người biết Hoa Văn phổ thông (Trung văn hiện đại) và các cụ già ở nông thôn Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Huế, Hà Tĩnh, Quảng Nam… và các tỉnh Bắc Bộ đọc, viết, hiểu nghĩa có hạn chế về Hán Nôm cổ. Riêng các cao tăng, phần lớn giỏi về Kinh Phật hơn văn học, sử học.

Vì lẽ đó, ngày nay, học sinh, sinh viên, công nhân, thương nhân và nông dân, cũng như đa số người dân Việt bình thường đều “mù chữ Hán Nôm” do cổ tự (chữ cổ) đó đã thành “tử ngữ”: (tiếng chết, chữ chết rồi) ít dùng ngoài đời sống hàng ngày trong xã hội hiện nay. Trừ Viện Hán Nôm, Viện Sử Học, Trường Đại Học, Thư Viện, lớp Đông Y và các chùa lớn ở Thừa Thiên Huế… Nên khi đọc chữ Hán cổ bằng quốc ngữ La Tinh, phần đông chẳng hiểu nghĩa ngữ gì cả!

Nên chữ PHÙ ỦNG đã có người đã “cả gan” cắt nghĩa: Phù là sưng to lên = phù nề, còn ủng là bị ngâm vào nước lâu ngày thành …hư thối.Thật hài hước. Thật ra: PHÙ [ 扶] là giúp đỡ, nâng lên, ỦNG[擁] là ôm lấy, bao bọc như ủng hộ, còn nghĩa là hùa theo, cùng ý kiến và hành động. Từ ngữ tên xã: PHÙ ỦNG có nghĩa là: tuân theo và giúp đỡ (Nhà Vua hay triều đình hoặc 1 thủ lĩnh nào đó). Một địa danh rất có ý nghĩa thời xưa.

Theo các tư liệu địa chí xưa, làng Phù Ủng đã được thành lập từ đời Nhà Lý (1010 – 1225)? Nhưng cố giáo sư Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, người có gốc ở làng Phù Ủng, đã thuật lại lời truyền thuyết của các Nho gia ở quê Ông rằng: “tên hương Phù Ủng đã có từ thời Ngô Quyền (939 – 944) và thời Loạn 12 Sứ quân (945 – 967). Bấy giờ ông Ngô Quyền đem binh từ Thanh Hóa ra Cổ Loa giết tên phản quốc Kiểu Công Tiện và đánh đuổi bọn quan quân Nam Hán năm 938 và phá tan đoàn chiến thuyền của tướng giặc Hoằng Tháo xâm lược bằng trận hải chiến ở Bạch Đằng Giang lẫy lừng thắng lợi. Trên đường đi ra đánh giặc ở cửa sông Bạch Đằng, ông Ngô Quyền có đi qua vùng Đường Hào, mộ thêm quân. Ông được trai tráng vùng Chiêu Lai, Phù Vệ (là 2 tổng về sau) đã tuân lệnh, bảo nhau phù trợ (phò tá, giúp sức) theo đại quân của danh tướng họ Ngô đi diệt thù thành công. Sau Ngô Quyền lên ngôi năm 939, thưởng công cho cư dân ở 2 trang vùng quê Đường Hào có dân binh giúp ông đi đánh giặc, mang tên là Chiêu Lai (chiêu mộ quân theo đến) và Phù Vệ (giúp sức bảo vệ đất nước). Đến triều Lý, Trần, đã trở thành 2 đại trang ấp rộng lớn. Vào thời loạn 12 Sứ Quân, ở đây đã có nhiều nghĩa sĩ chống lại Dương Tam Kha, cậu ruột vua Ngô Xương Ngập (con Vua Ngô Quyền), đoạt ngôi báu và xưng là Dương Bình Vương 945 – 950). Cùng lúc, các anh hùng, võ tướng khác cũng nổi lên “xưng hùng xưng bá” là Minh Công, chia đất, đặt căn cứ chống Bình Vương, thành đại loạn 12 Sứ Quân. Sau đó, chính họ lại đánh lẫn nhau. Ở vùng Đường Hào, Tế Giang thuở đó, có Sứ Quân Lã Đường, xưng là Lữ Tá công chiếm đóng, ủng hộ Hậu Ngô Vương, là Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn chống Dương Bình Vương. Khi Nam Tấn Vương thành công, lên ngôi (950 – 965) đã thưởng công cho dân quân ở Chiêu Lai, Phù Vệ. Họ Lữ cho lập một ấp mới, đặt tên là ấp PHÙ ỦNG. Đến Nhà Lý thế kỷ 12, mới đổi thàmh “xã PHÙ ỦNG”. Những năm 1285 –1288, khi Hưng Đạo Vương làm Tiết Chế đánh quân Nguyên Mông, Phạm Ngũ Lão đã theo Vương từ làng này đi đánh giặc. Vua Trần phong cho ông làm chức Điện Soái. là danh tướng Nhà Trần, ông còn đánh Ai Lao, phá Chiêm Thành, phò tá ba triều Vua: Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông. Phạm Ngũ Lão là con rể của Hưng Đạo Vương và có con gái gả cho Vua Minh Tông làm thứ phi. Ông sinh năm 1255 và mất năm 1320 thọ 66 tuổi. Tương truyền, họ Phạm ở làng Phù Ủng đã có từ thời Nhà Lý (thế kỷ 12) vào đời Trần có dòng họ Nguyễn. Thời Lê sơ (1428 – 1527) có mấy chi họ Vũ từ huyện Đường An, xã Mộ Trạch, Thì Cử (cùng gốc Tổ Vũ Hồn, nhưng ngành, nhánh khác nhau) cùng đến lập Họ ở làng Phù Ủng khoảng cuối thời Vua Lê Thánh Tông từ 1490 trở đi? Khi Lê – Trịnh đánh Nhà Mạc, từ 1545 – 1592, dân chúng Hải Dương khốn khổ vì chiến tranh đã lại bỏ làng di tản tới các nơi khác. Họ Phạm hậu duệ Phạm Ngũ Lão, di cư xuống Sơn Nam (làng Tử Dương tức Làng Tía, phủ Phường Tín), Thanh Hóa. Rồi theo đà Nam tiến, đã đi tiếp vào Quảng Nam từ thời Lê Thánh Tông và từ cuối thời Trần Hồ (Phạm Nhữ Dực, Phạm Đức Đề, Phạm Nhữ Tăng… lập nghiệp ở xứ Quảng từ 1392 – 1471). Có 1 dòng họ Phạm (Ngũ Lão) từ làng Phù Ủng đi về Sơn Nam Hạ (Nam Định) từ thời Mạc tàn, Lê trung hưng (1593 – 1600). Nên ở thành phố Nam Định có “Phù ủng vọng từ” thờ “Thánh Ủng” từ lâu đời. Làng Phù Ủng còn có một dòng họ Phan lớn, có vài Tiến Sĩ, Cử Nhân triều Nguyễn. Đến cuối thế kỷ 20, làng này có 5, 6 dòng họ: Phạm, Vũ, Phan, Trần, Nguyễn sống quây quần bên nhau. Nhưng riêng họ Vũ, một số gia đình đã di cư ra Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng. Tại Hà Nội, từ thời Hậu Lê, Tây Sơn (1735 – 1802), bà con họ Vũ, họ Phạm gốc làng Phù Ủng cùng đã sống bằng nghề in sách chữ Nho và bán giấy, sách cho sĩ tử, Nho gia ở Thăng Long Hà Nội đến đầu thế thế kỷ 20. Khi Tây cấm học và thi Hương ở Bắc Kỳ từ năm 1915 (Ất Mão). Từ đó, Nho học suy tàn và nghề in sách, bán sách cũng tàn theo từ năm 1920. Có lẽ vì vậy, mà ngay từ thời đó, người làng Phù Ủng đã dựng ngôi đền thờ danh tướng Thành Hoàng: Phạm Ngũ Lão. Ngày nay, ngôi đền ở dãy số lẻ, đầu phố Lý Quốc Sư, gần phố Hàng Gai, Hàng Bông. Trước đền có hàng chữ Hán đắp nổi là: “PHÙ ỦNG VỌNG TỪ” (Đền thờ vọng Đức Thánh Phù Ủng), đã có trên dưới 200 năm nay. Đó chính là chứng tích cổ văn hóa tín ngưỡng của dân làng Phù Ủng.

Tôi có quen gia đình con cháu 1 cụ họ Vũ gốc Phù Ủng đã có nhiều đời ở Hà Nội làm nghề in và bán sách, giấy, bút, mực. Đến khoảng năm 1920 mới chuyển ra buôn bán nghề khác phố Hàng Gai. Một số nhà họ Phạm họ Vũ gốc làng Phù Ủng, thời Nguyễn 1802 – 1884, các cửa hiệu bán sách ở phố Hàng Giấy gần chợ Đồng Xuân, “biến tướng” thành “Nhà Tơ”, tức là “phố Hát Cô Đầu”, dành cho các “quan viên” mê hát Cô Đầu (Rượu) sa đọa, hơn là thưởng thức nghệ thuật ca trù - Ả đào truyền thống. Theo dòng họ Vũ ở Hàng Gai, Hàng Trống, Hàng Bông… gốc làng Phù Ủng, trước 1954, có kể cho Cha tôi (sinh 1899) nghe rằng: “họ Vũ làng Phù Ủng thời xưa là 1 dòng họ lớn có từ thời Mạc (khoảng 1560 ?)? Đến thời Hậu Lê, “họ Vũ Phù Ủng” đã có Nho học cao. Ban đầu có một số vị họ Vũ đỗ Hương Cống cùng các ông Hương tiến họ Phạm trong làng. Đến năm 1640, đời Vua Lê Thần Tông có ông họ Vũ trẻ tuổi Vũ Vinh Tiến (học trò giỏi của Ông Hương Cống tôn sư Vũ Văn Hoành là cha của 2 Tiến Sĩ Công Đạo, Công Lượng quê ở làng Mộ Trạch) đỗ Tiến Sĩ, mở đầu cho bảng vàng đại khoa cho làng Phù Ủng thời Hậu Lê. Vì trước đó, từ thời Lý, Trần, ngoài danh tướng Điện Soái Phạm Ngũ Lão là có tài võ, làng Phù Ủng chưa hề có đại khoa.


B. KHOA BẢNG LÀNG PHÙ ỦNG, huyện Đường Hào (Mỹ Hào – Mỹ Văn) thời Nho học xưa:

- Như đã nói ở trên, họ Vũ ở làng Phù Ủng chỉ bắt đầu có từ thời Nhà Lê Sơ (1428 – 1527), hoặc đầu nhà Mạc. Thủy Tổ là các cụ họ Vũ ở 1 số làng cổ thuộc huyện Đường An, di cư đến sống ở Phù Ủng. Theo các cụ họ Vũ, mà Nhóm chúng tôi gặp trong chuyến du khảo tháng 5/2006 cho biết: “hiện nay ở thôn Phù Ủng có đến 5 dòng họ Vũ khác nhau: Vũ Văn, Vũ Đình, Vũ Huy, Vũ Đức, Vũ Khắc?” Nhưng thực chất các cụ, các ông họ Vũ ở Phù Ủng đã tiếp chúng tôi, nói về các họ Vũ làng này rất lơ mơ. Thậm chí không biết các cụ tổ nhà các ông là những ai? Tên gì? Trong làng có 1 khu lăng mộ cổ bằng đá cẩm thạch và đá xanh to đẹp ở cánh đồng sau làng rất đẹp và qui mô. Ít thấy ở đồng bằng Bắc Bộ và cả ở Thanh, Nghệ, Tĩnh có khu lăng mộ cổ còn nguyên vẹn và quy mô như thế. HÌnh như chỉ còn thấy ở làng Phù Ủng. Vậy mà, có 1 ông viên chức ở làng họ Vũ lại bảo với chúng tôi: “đó là lăng của Tiến Sĩ Vũ Công Lượng”! Tôi ngạc nhiên và nghi vấn, vì ông Nghè Công Lượng là người Mộ Trạch đời Hậu Lê, thế kỷ 17, sao chôn ở Phù Ủng? Nhóm chúng tôi đi khảo sát khu lăng mộ đá và rất ngạc nhiên về những bia đá khắc chữ đẹp, sắc nét và khắc sâu nên không bị mưa, nắng, gió bào mòn. Tôi đọc các dòng chữ Hán thì ra lăng mộ của Tiến Sĩ Vũ Vinh Tiến (đỗ khoa Canh Thìn 1640) sinh năm Canh Thân (1620), được truy tặng chức Binh Bộ Hữu Thị Lang, tước Bá. Ông thuộc dòng họ Vũ làng Phù Ủng có tiên tổ đến lập nghiệp đông từ cuối thời Lê, đầu triều Mạc (khoảng đầu thế kỷ 16, 1505 – 1527). Ông đỗ Tiến Sĩ lúc có 21 tuổi. Ngoài ra, trong quần thể lăng mộ này còn có bia đá ghi rõ 7, 8 đời họ Vũ của Ngài và con cháu. Trong đó có 1 số vị đỗ Hương Cống, Hội thí Nhị, Tam trường. Chỉ duy nhất thời Hậu Lê, có 1 Tiến sĩ là ông Vũ Vinh Tiến.

Mộ của danh nhân khoa bảng họ Vũ Phù Ủng hiển hách như thế mà trong làng không ai biết! Có lẽ đa phần các vị họ Vũ còn trong làng tuy lớn tuổi, nhưng toàn là lão nông, thợ thuyến học vấn có hạn chế. Hơn nữa con cháu cụ Vũ Vinh Tiến không còn ai trong làng.

Theo các sách Đăng Khoa và gia phả thì Vũ Vinh Tiến sinh năm Canh Thân (1620) trong gia đình Nho Học. Thuở nhỏ lanh lợi, tài giỏi văn học. Ông đi bộ hàng ngày qua làng Mộ Trạch, cách 2 km, để theo học Thầy giáo Vũ Văn Hoành (1606 – 1650) nổi danh hay chữ lúc đó. Trò Vinh Tiến kém thầy 14 tuổi. Nhưng thầy rất yêu mến và tin cậy, vì trò Vinh Tiến thông minh, hợp ý thầy. Tuy ông Vũ Văn Hoành giỏi, mà tính nết nhút nhát, thần kinh yếu. Hễ cứ nghe tiếng trống thi đã khiếp sợ rồi hoảng loạn không làm được văn bài. Ông Hoành đã đi thi nhiều lần đều hỏng. Nên năm Kỷ Mùi (1619) ông và học trò Vũ Vinh Tiến cùng đem lều chõng thi ở trường thi Hải Dương (Mao Điền). Ông Vinh biết Thầy học mình hay mất tinh thần, nên xin với Quan chủ khảo cho vào phía trước Viện thu quyển ở trường thi, ngồi làm bài, xong sớm nộp trước (vì tự tin thầy trò đều giỏi). Quả nhiên khoa đó, Thầy Văn Hoành thấy có trò dựng lều chõng gần bên, khích lệ tinh thần Thầy. Nên ông đỗ Giải Nguyên (thủ khoa) còn trò Vinh Tiến (19 tuổi) đỗ hạng nhì áp sát thầy chỉ 1 bậc. Năm sau, khoa Canh Thìn (1640) đời Vua Thần Tông và Chúa Trịnh Tráng, thầy trò thi Hội Đình, thì chỉ có trò Vũ Vinh Tiến đăng khoa Tam giáp Tiến Sĩ. Khi rước vinh quy bái tổ về làng Phù Ủng, ông Vinh Tiến xếp thầy Hoành ngồi cáng đi trước cha mẹ ông để tỏ lòng biết ơn sư phụ. Sau Thầy Văn Hoành có 2 con trai ngang tuổi ông Vinh Tiến, đều đỗ Tiến Sĩ muộn hơn (1656, 1659) là Vũ Công Lượng và Công Đạo. Ông Hoành dạy học có tiếng giỏi, học trò sau có nhiều người đỗ Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa và Tiến Sĩ gần 1 chục ông.

Vũ Vinh Tiến ra làm quan đến chức Tự Khanh. Nhưng ông còn có tài quân sự, từng tham dự nhiều chiến trận có công lao. Được phong tước Tử. Cuối thế kỷ 17, ông bị bệnh mất được Thăng Binh Bộ Hữu Thị Lang (như Thứ trưởng Quốc Phòng nay) và được tước Bá.

Ngoài vị tiến sĩ kể trên, theo Đăng Khoa Lục và 1 tập gia phả chữ Hán của 1 gia tộc Vũ xưa in sách ở phố Hàng Gai, trong làng còn vài ông Hương Cống họ Vũ làng Phù Ủng dưới triều Lê (chưa kịp tra cứu). Riêng các khoa thi triều Nguyễn (1807 – 1915), chúng tôi chỉ thấy có 2 ông Cử Nhân họ Vũ có tên sau đây:

1/ ông Vũ Huy Thịnh: quê ở Phù Ủng, đỗ Cử Nhân thứ 2/24 ở trường thi Nam Định khoa Mậu Dần (1878), tức Á Nguyên. Chưa rõ làm quan chức gì?

2/ Ông Vũ Đức Cẩn: là 1 điều lạ đặc biệt cùng họ Vũ, cùng làng đỗ cùng 1 khoa (1878), đứng hạng 3/24 ngay sát dưới ông Cử Thịnh. Sách cổ cũng không cho biết ông Cử Cẩn làm quan đến chức nào?

Ngoài ra, dưới triều Nguyễn, các họ PHAN, họ TRẦN, họ NGUYỄN và họ PHẠM cũng có một số vị đỗ Tiến Sĩ, Cử Nhân. Đó là:

1/ Tiến sĩ Phan Trứ: (sinh năm Giáp Dần 1794). Ông quê quán ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào. Khoa thi Hương năm Tân Mão (1831) đỗ Cử Nhân thứ 5/31 ở trường thi Nam Định. Nổi tiếng hay chữ, có tài văn chương. Năm sau, 39 tuổi, khoa thi Hội Đình ở Huế, ông vào ứng thí, đỗ đầu. Đình Nguyên Nhị Giáp Tiến Sĩ năm Nhâm Thìn 1832. Từng làm quan nhiều cấp, sau đến chức Tuần phủ Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa (kiêm 3 tỉnh nhỏ lúc đó). Ông từng làm Chánh Chủ khảo ở các trường thi Hương trong nước. Không rõ tuổi thọ. Em ông đỗ Cử Nhân.

2/ Cử nhân Phan Khắc Nhân (sau đổi là Khắc Hiệu).

- Là em ruột ông Nghè Trứ, đỗ cử nhân sau anh 1 khoa, vào năm Giáp Ngọ (1834). Thứ 5/9 người ở trường thi Nam Định. Làm Tri Huyện.

- Sau anh em ông TRỨ, làng Phù Ủng, có thêm 9 ông đỗ cử nhân nữa. Trong đó có 2 ông họ Vũ đã nêu ở trên. Còn lại 7 ông, với 4 ông họ Nguyễn, 2 ông họ Trần, 1 ông họ Phạm là:

3/ ông Trần Như Sơn: sau đổi tên là TRẦN XÁ DIỆU. Đỗ cử nhân thứ 3/22 ở khoa Hương năm Mậu Thìn (1868). Làm tri huyện.

4/ ông Nguyễn Đình Khanh: đỗ thủ khoa thi Hương (giải Nguyên) năm Bính Tí (1876). Làm quan đến chức Bố Chánh Tuyên Quang.

5/ Ông Nguyễn Đình Thanh: là em ruột ông giải nguyên Khanh, và đỗ thứ 9/21 người ở Nam Định. Ra làm quanTri Huyện, rồi xin về cư tang. Hai anh em ruột cùng đỗ 1 khoa 1876.

6/ Ông Trần Khánh Duật:  Đỗ thứ 21/24 ở trường Nam, năm Kỷ Mão 1879. Làm Huấn Đạo.

7/ Ông Phạm Huy Thuyên: Đỗ thứ 49/74 ở trường Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình năm Bính Tuất 1886 (khoa này ông Chu Mạnh Trinh thủ khoa). Không rõ làm quan chức gì?

8/ Ông Nguyễn Đình Chuẩn: Đỗ thứ 42/70 ở trường Hà Nội – Nam Định (thi chung) khoa Tân Mão 1891.

9/ Ông Nguyễn Bá Cung: là con ông cử Đình Khanh (giải nguyên). Đỗ thứ 10/50 ở trường Hà Nam, khoa Bính Ngọ (1906). Tri huyện.

Như thế, chỉ trong triều Nguyễn, làng Phù Ủng, ngoài họ Vũ ra, các họ khác còn có đến 9 ông đỗ cử nhân, 1 ông đỗ Tiến Sĩ (Phan Trứ)./.

Cự Vũ (Vũ Hiệp) soạn.


Nguồn tin: Ban liên lạc dòng họ Vũ Võ TP.HCM