Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2009

Các vị linh thần họ Phạm thời Tiền Lý đến thời Tiền Lê

Nhân dịp Ban liên lạc họ Phạm VN tổ chức hội nghị thường niên vào ngày 12.7.2009 tại Thủ đô Hà Nội, chúng tôi xin đăng tải tiếp thông tin về các vị LINH THẦN HỌ PHẠM. Danh sách lần này đứng đầu là Danh tướng Phạm Tu, Đại thành hoàng của Thăng Long-Hà Nội. Vị thần Đô trưởng trấn giữ Đô thành nước Việt.

8. Phạm Tu (476-545)
Đô Hồ Đại vương, Long Biên hầu, Tả tướng, Trưởng Ban Võ nhà nước Vạn Xuân.
Đại thành hoàng Thăng Long-Hà Nội
Thời: Lý Nam Đế
Đình Ngoại, xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Miếu Vực, thôn Vực xã Thanh Liệt có thờ cả song thân Ngài là Phạm Thiều và Lý Thị Trạch
Có 3 nơi khác thờ Đô Hồ đại vương nhưng hiện chưa xác định được có phải nơi thờ là Đô Hồ đại vương Phạm Tu
Xã Linh Khê, Nam Sách, Hải Dương thờ 3 vị đại vương: Uy Minh, Quy Chân, Đô Hồ đại vương (?)
Xã Hương Vân, tổng Nội Viên, huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Đô Hồ đại vương (?), Hải Tịnh phu nhân công chúa
Xã Nhân Hào Thượng, tổng Sài Trang, Yên Mỹ, Hưng Yên thờ Đô Hồ tế thế đại vương (?)

9. Phạm Khang (510-547) Tiền tướng quân
Phạm Nguyên (510-547) Trung quân Đô úy
Thời: Lý Nam Đế
Đền Mỹ Thành, Mỹ Lộc, Nam Định

10. Phạm Thị Toàn
Nữ tướng của Lý Bí
Con ông Phạm Lương
Thời: Lý Nam Đế
Xã An Ninh nay là An Bình, Nam Thanh, Hải Dương thờ 2 vị thành hoàng: Phạm Thị Toàn và Nguyễn Hữu Tinh (thời Trần)
Bà là người sáng lập chùa Trăm Gian xã An Bình

11. Phạm Công
Thời: Lý Nam Đế
Đình Đào Lâm, xã Đoàn Tùng, Thanh Miện, Hải Dương

12. Phạm Thị Uyển Hoàng hậu của Mai Hắc Đế (?-722)
Phạm Huy (?-766)
Phạm Miễn (?-766)
Quê Đường Lâm
Thời: Mai Hắc Đế
Đình Hòa Mục, số 139 Nguyễn Ngọc Vũ, Hà Nội, bên sông Tô Lịch
Ba chị em ruột Phạm Thị Uyển, Phạm Huy, Phạm Miễn-mẹ là người thân của Phùng Hưng
Lễ hóa Phạm Hoàng hậu ngày 15.7 âm tại khu di tích vua Mai ở Nam Đàn, Nghệ An
Ghi chú: còn nghi vấn về năm mất của Phạm Thị Uyển khoảng năm 722 và có tài liệu cho là họ gọi Phùng Hưng là cậu ruột

13. Phạm Chiêm
Phạm Lệnh Công
Thành hoàng làng Thụy Trà
Thời: Ngô Quyền
Làng Thụy Trà, xã Nam Trung, Nam Sách, Hải Dương
Di tích làng Trà Hương, xã Phạm Mệnh, Kinh Môn, Hải Dương
Có người cho là Phạm Chiêm có 5 trai 3 gái đều thành đạt

14. Phạm Hòa
Thành hoàng làng Thụy Trà
Làng Thụy Trà, xã Nam Trung, Nam Sách, Hải Dương

15. Phạm Bạch Hổ (910-972)
Đức Thánh Mây: Vua Mây (Đàng Vương)
Thành hoàng Đền Đằng Châu
Thời: Đinh Tiên Hoàng
Đền Mây (đền Đằng Châu) phường Lam Sơn, Tp Hưng Yên
Đình làng Phương Mạc, xã Phương Đình, Đan Phượng. Có miếu thờ mẹ ông
Vua Lê Đại Hành phong mỹ tự: “Bản cảnh thành hoàng Phạm Lệnh Công hiển ứng đại vương” ở đình này.

Từ đây cần tìm hiểu quan hệ giữa Phạm Chiêm và Phạm Bạch Hổ đều là Phạm Lệnh Công chăng? Có thể hiểu Lệnh Công như là cách gọi của các vị tướng nắm quyền Tư Lệnh được chăng?
Theo “Đại Nam nhất thống chí”, Phạm Bạch Hổ sinh ngày 10 tháng Giêng năm Canh Ngọ (910), thân phụ là Phạm Lệnh Công người lộ Nam Sách Giang (nay là Kim Thành- Hải Dương).

16. Đức Thánh Dộc Đông Nga đại tướng quân- họ Phạm
Thời: Đinh Tiên Hoàng
Đền ở xã Minh Khai, Hoài Đức (ven sông Đáy)
Ông theo Đinh Bộ Lĩnh, là tướng tài được phong Tổng đốc đại vương có công dựng làng Mậu Hòa.

17. Huyền Thông đại vương- họ Phạm
Thời: Đinh Tiên Hoàng
Xã Hồ Liễu, Cẩm Bình, Hải Dương
giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp các sứ quân, giúp dân mở mang nghề nông

18. Phạm Quảng
Thời: Đinh Tiên Hoàng
Miếu Phương Mỹ xã Mỹ Đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Phối thờ Quý Minh đại vương (thời Hùng Duệ vương), Phạm Tử Nghi (nhà Mạc)

19. Phạm Thị Trân
Bà Tổ nghề chèo tuồng
Thời: Đinh Tiên Hoàng

20. Phạm Quang Đại tướng quân
Phạm Nghiêm Trung hoa Tể tướng
Phạm Huấn Sơn Nam Thái thú
Phạm Cúc Nương Mẫu Nghi thiên hạ - (Phạm Hoàng hậu của Lê Đại Hành?)
Thời: Tiền Lê
Thủy Tú xã Thủy Đường, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng (thờ 3 vị đại vương: Đô Thống, Vũ Lôi, Phù Quốc)
Đền ở xã Hòa Bình, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Có công chống Tống
4 con của ông Phạm Hoằng và bà Nguyễn Thị Bích
Trang Ngọc Phương (Thủy Tú) thờ Phạm Quang; trang Chiếm Phương thờ Phạm Nguyên; trang Trường Sơn thờ Phạm Huấn và Cúc Nương.


21. Phạm Cự Lượng (944-984)
Còn gọi là Phạm Cự Lạng
Hồng Thánh đại vương
Hoằng Thánh đại vương
Thời: Đinh- Lê
Đền Lương Sử, Quốc Tử Giám, Hà Nội
Đình Hương Lộc xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng, Nam Định
Thành hoàng 7 làng huyện Nghĩa Hưng
Đình Đoài, thuộc xóm Ngói, Hà Châu (Phú Bình); đình Hoàng Đàm, xóm Hoàng Đàm, Nam Tiến và đình Thượng Giã, Thuận Thành (Phổ Yên).
Đồng Cổ (tức xã Đan Nê, Yên Định, Thanh Hóa)
Đa Cái ở Hoan Châu (tức xã Hương Cái, Hưng Nguyên, Nghệ An ngày nay-tây nam huyện Hưng Nguyên) – Đây chính là vùng thị trấn Hưng Nguyên, quê của Quang Trung Nguyễn Huệ và giả vương Phạm Công Trị.
Thành hoàng làng Đặng Xá, huyện Hưng Hà, Thái Bình (quê Phạm Kính Ân – là đời 10 của Phạm Cự Lượng?)
Còn một số khác có thể là nơi ông chăng:
Xã Hương Mãn, Hiệp Hòa, Bắc Ninh thờ 4 vị đại vương: Đương Giang, Hồng Thánh (?), Huyền Thiên, Linh Quang
Xã Hoàng Tranh, Phù Cừ, Hưng Yên: thờ 2 vị đại vương Tỵ Tam và Hoàng Thánh (?)

22. Phạm Thị Ngà (958-?) Mẹ Lý Công Uẩn
Lý Thánh mẫu Minh Đức Hoàng Thái Hậu,
Lý triều Quốc mẫu,
Thời: Tiền Lê
Đình Dương Lôi (đình Sấm) Đền Lý triều Thánh Mẫu ở Dương Lôi, Bắc Ninh
có phủ thờ ở Chùa Cổ Pháp còn gọi là chùa Ứng Thiên hay chùa Dặn ở xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
Chùa Cha Lư
Chùa Tiêu

Tháp Bút

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét