Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2009

Danh sách người họ Phạm tham gia chống quân Minh

(Bản thống kê chưa đầy đủ)
A. Thông tin từ chính sử

1. Phạm Thiện
ĐVSKTT trang 328

2. Phạm Ngọc
ĐVSKTT trang 328

3. Phạm Luận
ĐVSKTT trang 330

4. Phạm Xã
ĐVSKTT trang 330

5. Phạm Lung
ĐVTS trang 4

6. Phạm Quì
ĐVTS trang 4

7. Phạm Hướng
ĐVTS trang 5

8. Phạm Hỉ
ĐVTS trang 6

9. Phạm Văn Xảo (?-1431)
ĐVSKTT trang 337, 338, 351, 362, 370, 375

10. Phạm Vấn (?-1437)
Ông có thể còn có tên Lê Vận, Lê Vấn, Phạm Tri Vận, Phạm Vân
ĐVSKTT trang 394

11. Phạm Cuống (1467-1453)
Ông còn có tên Lê Cuống
ĐVTS tờ 11a

12. Phạm Thị Ngọc Trần (1386-1425)
ĐVSKTT trang 373, 393

13. Phạm Cự Luyện
ĐVTS trang 13

14. Phạm Nội
ĐVSKTT trang 394, 396

15. Phạm Bôi
ĐVSKTT trang 396

B. Thông tin từ các tài liệu khác

16. Phạm Hoành – cha bà Phạm Thị Ngọc Trần

17. Phạm Đình Liêu

18. Phạm Thái

19. Phạm Võ

20. Phạm Ban (Khằm Ban) – hy sinh trong khánh chiến

21. Phạm Ngọc Chúc – được phong Thái úy

(Theo Minh Thực lục)

22. Giám Môn Tướng quân Phạm Chi (?-1410)

23. Phạm Khang

24. Thổ hào Phạm Chân

25. Ninh Vệ đại Tướng quân ngụy Phạm Tất Lật

26. Phạm Nha

27. Chủ bạ Phạm Mã Hoãn (?-1417)
Tại Giao Chỉ, người châu Thuận


28. Tri huyện Tả Bình Phạm Bá Cao (?-1417)
tại châu Nam Linh

29. Phạm Liễu
1418 cùng Phạm Yến đánh quân Minh

30. Phạm Yến – bị quân Minh bắt năm 1418
Năm 1425 hy sinh (Theo Trần Thị Liên ở http://xuthanh.net.vn/)

Nguồn tin: vanchuongviet
Nguồn tin: Đông tác
Nguồn tin: Đông tác

C. Thông tin từ gia phả các dòng họ

Phạm Đức Hóa con ông Phạm Đình Liêu – Theo gia phả họ Phạm Xóm Chùa Bắc Giang

Phạm Khả - Theo gia phả họ Phạm Linh Kiệt, Diễn Châu, Nghệ An

Phạm… Thủy tổ họ Phạm Trình Trung, Thái Thụy, Thái Bình

Tháp Bút

___________________

Hiện nay có cuốn "Đinh tộc ngọc phả" nghi chép tỉ mỉ về hoạt động trong khởi nghĩa Lam Sơn. Được giới thiệu trên www.vietnamgiapha.com nhưng chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu này.

2 nhận xét:

  1. Thủy tổ họ Phạm ở Bắc Giang, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn:

    Họ Phạm ở Bắc Giang

    Họ Phạm vốn là một họ quê ở Lam Sơn, cùng với Lê Lợi, theo Lê Lợi khởi nghĩa đánh giặc Minh. Dòng họ này có ba đời cùng theo Lê Lợi, nếu tính từ Phạm Đình Liêu, có bố là Phạm Thánh, con là Phạm Đức Hoá. Cả ba đều giúp Lê Lợi đánh giặc Minh. Phạm Đình Liêu và Phạm Đức Hoá được cử ra Bắc đánh giặc trong trận Xương Giang. Sau ngày chiến thắng, Lê Lợi cho Phạm Đình Liêu cùng con ở lại Kinh Bắc, phong cho là bậc Bình Ngô khai quốc công thần, Khang quốc công. Gia đình Phạm Đình Liêu ra Bắc cư trú ở làng Chùa, xã Đại Mãn, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Thương. Trong gia phả họ có chép : “Cụ tổ là người được danh hiệu Bình Ngô khai quốc công thần. Tặng chức Thái uý, Khang quốc công, tên là Phạm Đình Liêu; sau đó được ban họ của nhà vua nên gọi là Lê Văn Liêu. Cụ sinh được một người con trai làm phò mã nhà Lê; giữ chức Đô uý; tước Hoa phong hầu, tên là Phạm Đức Hoá. Vợ của ông Phạm Đức Hoá là Thiều Dương Thái trưởng công chúa, tên là Lê Thị Ngọc Khanh”.

    Nguồn tin: http://www.tuhai.com.vn/news/index.php?Itemid=65&id=792&option=com_content&task=view

    Trả lờiXóa
  2. Họ Phạm làng Trình Trung, An Ninh, Tiền Hải, Thái bình (chứ không phải Thái Thụy, Thái Bình). An Ninh còn có tên cũ là làng Trình Phố vì họ Phạm và các họ sớm của làng này đều có nguồn gốc từ làng Diêm Phố, Ngư Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Cụ Tổ, theo như ghi trong gia phả, có tham gia Hội thề Lũng Nhai. Rất có thể đó là Tướng quân Phạm Văn Xảo. Còn cụ Tổ đang được thờ trong từ đường hiện nay, nếu tính về niên đại, rất có thể là công thần thời Lê Trung hưng. Một trong các tên cụ dùng là Phạm Phúc Thiện. Cụ cũng được phong "Khai quốc công thần", Thượng tướng quân và tước Phù Nam Quận công. Cụ sinh được tám người cong trai và một con gái. Con cả về Diêm Phố lo thờ cúng gia tiên. Về hưu, cụ được phong đất lộc ở làng Trình Phố (khi đó còn là lợi biển) và ở đó với người con thứ tư. Những người con còn lại, theo như ghi trong phả, được được phẩn bổ cư trú tại các khu vực ven biển Thái Bình và lân cận. Hiện được biết có thể có một chi ở Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình. Cũng có thể có một chi nữa ở Xuân Phố, Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình. Việc kết nối dòng họ, tuy có những khó khăn, nhưng vẫn đang dần dần thực hiện.

    Trả lờiXóa