Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2009

Người họ Phạm có tên trong chính sử: THỜI TIỀN LÝ ĐẾN TRƯỚC THỜI LÝ (HẬU LÝ)

Trong mục này chủ yếu được tra cứu từ các ebook về lịch sử được thống kê ở phần tài liệu tham khảo. Các nhà khoa bảng được tham khảo chi tiết từ cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam và cuốn Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn với tổng số 217 nhân vật. Một bộ chính sử lớn nhất và quan trọng nhất của nhà Nguyễn là Đại Nam thực lục mới được Viện Sử học và Nhà xuất bản Giáo dục sắp xếp thành 10 tập, khổ 16 x 24 cm với tổng số trang là 10760. Trong bộ sử này, có thể tra cứu về các nhân vật họ Phạm thuận tiện nhờ BẢNG DẪN SÁCH ở cuối mỗi tập. Bảng được xếp theo vần ABC, hầu hết người họ Phạm xuất hiện trong tập sử được thống kê theo chữ cái PH, có hàng trăm nhân vật họ Phạm. Tuy nhiên bảng dẫn là không hoàn toàn đầy đủ vì có nhiều người có tên trong cuốn sử mà chưa thấy dẫn tên. Chúng ta cũng có thể tra cứu tương tự ở các cuốn: Việt Nam thông định giám cương (của Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (của Phan Huy Chú),...

THỜI TIỀN LÝ ĐẾN TRƯỚC THỜI LÝ (HẬU LÝ)

1. Phạm Tu (476-545)
quê Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Cha là Phạm Thiều, mẹ là Lý Thị Trạch
đời 1, suy tôn là một trong các Thượng Thủy tổ họ Phạm Việt Nam
Tả tướng, trưởng Ban Võ của Nhà nước Vạn Xuân. Long Biên hầu, Đô Hồ Đại vương, Thành hoàng thờ ở Đình Ngoại, Thanh Liệt
ĐVSKTT trang 36, 37

2. Phạm Úy Tông*
AN trang 129

3. Phạm Đình Chi*
ở Khê Động
Bộ tướng An Nam Kinh lược sứ Bùi Hành Lập (từ 813-818) nhà Đường
AN trang 83

4. Phạm Lệnh Công (889-952) [Phạm Chiêm, Phạm Tiên]
Trà Hương (Kim Môn, Hải Dương)
đời 15, ông là con Tướng quân Phạm Trì (Phạm Trí Dũng)
Đông Giáp tướng quân thời Ngô Quyền (938-944)
Thành hoàng làng Thụy Trà
ĐVSKTT trang 54

5. Phạm Thị Ngọc Duyên
ở Nam Sách Giang,
[có thuyết cho bà là con Phạm Bạch Hổ và là cháu Phạm Chiêm?]
Hoàng hậu vợ của Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập, mẹ của Thái tử Ngô Xương Xí. Ngô Xương Ngập đã lấy bà khi lánh nạn ở nhà Phạm Chiêm
ĐVSKTT trang 56

6. Phạm Thị Trân (?-957)
thời Đinh-Lê,
ở Hồng Châu
Bà Tổ ngành Chèo Tuồng Việt Nam
Đinh Tiên Hoàng phong chức Ưu bà, chuyên dạy múa hát phục vụ việc quân
NVLS

7. Phạm Bạch Hổ (910-972)
[Phạm Phòng Át]
đời 16
có giả thuyết: ông chính là Phạm Mạn
Trưởng tướng quân của Ngô Quyền, Chống quân Nam Hán, Khai quốc công thần hai triều Ngô-Đinh. Sứ quân ở Đằng Châu. Thân vệ Đại tướng quân của Đinh Bộ Lĩnh
Đền Mây xã Đằng Châu, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên tỉnh chí ghi lại những thông tin quý báu về các di tích lịch sử môi trường văn hóa liên quan đến đô thị cổ Phố Hiến, như đền thờ sứ quân Phạm Phòng Át ở xã Xích Đằng (nay thuộc phường Lam Sơn), có chi tiết cho biết “mộ của sứ quân táng ở xã Ngọc Vấn, tương truyền mộ chôn áo quan bằng đồng dài hơn 1 trượng” (khoảng 3,33m) chưa rõ ngôi mộ cổ này đến nay có còn hay không?
ĐVSKTT trang 57, 58

8. Phạm Mạn
đời 16, con Phạm Chiêm
Tham quân Đô tướng thời Ngô Nam Tấn vương (950-965)

9. Phạm Hạp (?-980)
[Phạm An Ninh? Có tài liệu ghi là Phạm Dật]
đời 17, con Phạm Mạn
Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Tả tướng tham mưu, Kỳ hầu Hoan Châu Thứ sử. Chức Ngoại giáp (Chống Lê Hoàn, phải chết)
ĐVSKTT trang 62

10. Phạm Cự Lượng (944-984)
[Phạm Cự Lạng]
Chí Linh, Hải Dương
đời 17, em Phạm Hạp
Đại tướng triều Đinh-Lê (Phò Lê Hoàn đánh Tống),
Hoằng Thánh Đại vương, Lý Thái Tổ cho dựng đền thờ Lương Sử gần Văn Miếu
ĐVSKTT trang 63, 68, 95

11. Phạm Hoàng hậu*
1 trong 5 Hoàng hậu của Lê Đại Hành
ĐVSKTT trang 66

12. Phạm Thị Ngà (958-?)
Dương Lôi, Tiên Sơn, Bắc Ninh
Có thể bà mất năm 977 khi Lý Công Uẩn (974-1028) lên ba tuổi?
Minh Đức Hoàng thái hậu, Thánh Mẫu, mẹ vua Lý Thái Tổ
ĐVSKTT trang 80

Tháp Bút
________________________________________

Ký hiệu tài liệu
AN - An Nam chí lược
ĐVSKTT - Đại Việt sử ký toàn thư
NVLS - Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam


* Ghi chú: Người có tên nghiêng thường ít xuất hiện trong các tài liệu là người có công nhưng chưa được đánh giá hết cống hiến, hay người không có mấy công lao và cũng có thể một số người theo bè lũ bán nước hại dân cần phải lên án.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét