Thứ Ba, 12 tháng 5, 2009

Ai là thầy của Phạm Ngũ Lão?

Danh tướng Phạm Ngũ Lão xuất phát từ chốn bình dân lại mồ côi cha từ nhỏ. Ngoài sự dạy dỗ của người mẹ thì sự trí dũng của vị đại tướng văn võ song toàn này phải có sự dìu dắt của một người thầy. Dân gian có câu "không thầy đố mày làm nên", có lẽ Điện soái Phạm Ngũ Lão cũng không phải là ngoại lệ.

Qua một số bài viết về Điện soái chúng ta nhận thấy bóng dáng người thầy ở bên ông. Hầu như đều thống nhất gọi người thầy đó là Huyền Du. Nhiều tài liệu cho là Huyền Du là Phạm Sỹ người làng Châu Khê, huyện Bình Giang, Hải Dương. Ông là người đầu tiên đưa thuốc Nam vào dùng phổ biến trong quân đội thời Trần. Tuy nhiên gần đây tôi đọc cuốn sách Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần của Nxb Thanh niên in 2007 do Quốc Chấn chủ biên lại nêu Phạm Sỹ (người Mỹ Văn, Hưng Yên) do Phạm Ngũ Lão tuyển mộ được, do vậy khiến tôi suy nghĩ về việc không thống nhất này.

Về cha của Phạm Ngũ Lão mất sớm nên cũng không thấy ghi gì nhiều. Ông mất khoảng năm 1260 khi Phạm Ngũ Lão 5-6 tuổi. Năm 1258 xảy ra cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, có thể cha của Phạm Ngũ Lão cũng tham gia chiến trận. Có phải thầy Huyền Du và cha của Phạm Ngũ Lão là bạn không?

Xin nêu tin liên quan để quý vị tham khảo:

Đình Châu khê: Thờ Phạm Sỹ hiệu Huyền Du là thành Hoàng của làng là Đai tướng quân của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và tham tán Phạm Ngũ Lão, có công đại phá quân Nguyên 2 lần (1285-1288). Tương truyền Phạm Ngũ Lão người làng Phù Ủng thuộc huyện Ân thi, tỉnh Hưng Yên ở phía tây nam sông Cửu An thưở nhỏ là học trò của Phạm Sỹ, sau khi Phạm Ngũ Lão làm quan trong triều Trần đã tiến cử Phạm Sỹ lên làm quan. Ông văn võ kiêm toàn đức độ khiêm nhường, được phong là Dực Hổ Hầu Đại tướng quân. Theo tài liệu nghiên cứu của bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng nguyên là bộ trưởng bộ y tế Việt Nam có ghi: Phạm Sỹ là quan ngự y đầu tiên trông nom sức khỏe của tướng quân nhà Trần. Để giữ lòng hiếu nghĩa với thầy học hàng năm cứ đến hội đền Phù Ủng (7-25 tháng giêng) nhân dân Phù Ủng đã rước thuyền rồng dọc sông Cửu An đến Khuê Văn Các lăng mộ ông ở Châu Khê để chào thầy, hiện vẫn còn kè đá ở bến sông minh chứng điều đó. Theo cuốn “Thần tích sự trạng làng Châu Khê” còn ghi: Sau khi thắng giặc trở về ông đã khao thưởng dân làng, ủng hộ vàng bạc để dân xây đình và mở mang trường học, và người đã hóa thân sau bữa tiệc mừng của dân làng vào đúng trưa ngày 1 tháng chạp năm 1290. Sau khi hóa thân ông được nhà vua và Hưng Đạo Vương quan tâm cho xây lăng miếu ở làng Châu Khê để thờ và cho dân làng được hưởng đặc ân miễn thuế 3 năm liền. Nhẫn dân suy tôn ông là thành hoàng làng thờ ở Sỹ Công Đại Vương Từ, nay lăng miếu đình còn giữ được nguyên bản.

Với lòng ngưỡng mộ khi về thăm lại cụm di tích thờ Phạm Sỹ , nhà giáo nhân dân, nhà thơ Vũ Đình Liên cũng là người con làng Châu khê viết bài thơ:
Ái Châu một thưở trời sinh ra
Phạm Sỹ danh nhân đất Bắc Hà
Chu Xá Châu khê đi cứu nước
Thăng long Đông các dựng xây nhà
Vân Đồn Vạn Kiếp cầm ngang giáo
Đông Bộ Bạch Đằng chỉ thẳng qua
Tiên tổ còn lưu danh trí dũng
Cháu con truyền mãi nghĩa nhân ca


Tháp Bút

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét