Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2009

Thái úy Phạm Cự Lượng có vai trò ra sao trong việc chuyển đổi triều Đinh - Lê

Hai anh em ruột họ Phạm: Phạm Hạp và Phạm Cự Lượng là hai nhân vật họ Phạm nổi tiếng thời Tiền Lê. Người anh chống lại Lê Hoàn đã phải chết. Người em lại phò tá đắc lực cho Lê Hoàn. Vai trò của Phạm Cự Lượng trong việc chuyển đổi triều Đinh sang Lê thế nào? Mãi vẫn là một dấu hỏi lớn. Phạm Cự Lượng là Hồng Thánh đại vương xét xử các án ngục hình oan sai - điều gì ẩn chứa sau việc Lý Thái Tổ phong thần cho Phạm Cự Lượng?

Trước hết mời quý vị tìm hiểu một vài thông tin về hai anh em họ Phạm này:

1. Phạm Hạp

Cái chết của Đinh Điền và Nguyễn Bặc

Phạm Hạp không chết vì chống lại Lê Hoàn sao?

2. Phạm Cự Lượng

Phạm Cự Lượng dứt triều Đinh bình Chiêm đánh Tống

Phạm Cự Lượng - dẹp tư thù lo việc nước

Xem bài về Phạm Cự Lượng trên trang web họ Phạm:
Khi Đinh Bộ Lĩnh dấy binh dẹp loạn 12 sứ quân, Phạm Cự lượng cùng anh cả đem hơn 2000 người, ngựa từ quê đến Hoa Lư phò Đinh Bộ Lĩnh. Phạm Cự Lượng được phong chức Phòng Ngự sứ Tiên phong Tướng quân ra giữ cửa biển Đại ác.
Năm Mậu Thìn (968), dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế hiệu là Tiên hoàng, đặt Quốc hiệu là Đại cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Phạm Cự Lượng được phong Tâm phúc Tướng quân coi việc Thị vệ (Quan thân cận của vua).

Rõ ràng cái chết của Đinh Tiên Hoàng có phần trách nhiệm của vị tướng trông coi quân Thị vệ. Tại sao không nói việc ông bị soi xét về trách nhiệm trong vụ việc này?
Ông lại là người tập hợp binh sĩ tung hô Lê Hoàn làm vua và Lê Hoàn, Dương Vân Nga không hề thoái thác?

Xem thông tin về Đinh Tiên Hoàng

Xem thêm về Đỗ Thích
Một thân một mình Đỗ Thích đã giết được Đinh Tiên Hoàng rồi lại còn giết cả Đinh Liễn dạn dày xông pha trận mạc? Phỏng giết được hai nhân vật chủ chốt này của triều Đinh rồi thì kế hoạch làm vua của Đỗ Thích sẽ nói với quần thần là vì ông đã giết được vua Đinh nên phải được lên làm vua?
Đứng sau các vụ án lớn luôn có những lực lượng lớn. Do vậy chúng tôi nhận thấy Đỗ Thích cũng chỉ là "vật tế thần" của lực lượng muốn dành ngôi vị từ tay cha con Đinh Tiên Hoàng.

Trích truyện dã sử chương 8 Dương Vân Nga: Non cao và Vực thẳm

Mấy ngày sau Đô úy Phạm Hạp cũng bị tướng Tạ Tấn bắt dẫn về Hoa Lư. Trước khi đưa Phạm Hạp ra xử, Phạm Cự Lượng thưa với Lê Hoàn:
- Anh tôi theo bọn phản loạn, ấy là anh ấy tự rước lấy tội chết. Nhưng tôi làm em mà không có lấy một lời cũng khó coi với thiên hạ. Xin chủ tướng cho tôi dụ hàng anh ấy được không?
- Được, ông cứ thử xem!
Phạm Cự Lượng bèn vào ngục gặp Phạm Hạp, nói:
- Tội lớn của anh thật khó sống. Nhưng em vì tình máu thịt, đã năn nỉ với Phó vương xin bảo lãnh cho anh. Anh có chịu hàng không?
Phạm Hạp cười:
- Anh làm thì anh chịu chứ chú năn nỉ ai làm gì? Chúng ta nhờ theo họ Đinh mà nên danh nên phận, họ Đinh đã bao giờ ăn ở bạc bẽo với chúng ta đâu? Ta nỡ nào tiếp tay cho bọn gian cướp đoạt cơ nghiệp của họ Đinh? Chú cứ suy nghĩ cho kỹ đi! Nếu chú quyết chọn con đường ấy thì hãy để anh chết cho tròn danh tiết chứ anh không muốn họ Phạm ta bị mang tiếng phản bội cả dòng!
Phạm Cự Lượng hổ thẹn, giận dỗi bỏ về.
Thế là Phạm Hạp cũng bị đưa ra pháp trường.
Quyền chính cả nước từ đó lọt hẳn vào tay Phó vương Lê Hoàn.


Dẫu sao chúng ta cũng cần tỉnh táo nhìn mối quan hệ nhà vua Lê Đại Hành - Hoàng hậu Dương Vân Nga - Thái úy Phạm Cự Lượng (tương đương Thượng thư bộ Binh)
Phạm Cự Lượng đã chết khi chỉ huy đào kênh nhà Lê từ Đồng Cổ (Thanh Hóa), cảng Đa Cái (Nghệ An) lúc đó ông 40 tuổi, chỉ mới 4 năm sau khi Lê Đại Hành nắm quyền. Vị trí Thái úy của ông sau này cũng không khác vị trí của Lê Hoàn dưới triều Đinh Tiên Hoàng. Có phải đưa ông đi đào kênh vét cảng là cách mà Lê Đại Hành điệu hổ ly sơn. Có phải lại diễn ra cảnh hạ màn cuộc săn hết thỏ (phá Tống bình Chiêm xong). Ở nơi xa Hoan Ái, trong cảnh lo đào đất cất gỗ, Phạm Cự Lượng đã không còn binh quyền trong tay, ông đã rơi vào cảnh thân cô thế cô!
Có phải ông bị chết vì sốt rét không? Hay đây lại là một cái chết mà chúng ta vẫn còn nghi vấn như của Quang Trung?
Có phải chính Phạm Cự Lượng cũng bị oan khuất hay sao mà Hồng Thánh đại vương chuyên xét xử hình ngục oan sai?

Dù sao Phạm Cự Lượng xếp vào hàng một danh tướng tài của đất nước, ông có nhiều công lao trong chống giặc ngoại xâm: chỉ 3 năm mà ông có thắng lợi trong phá Tống bình Chiêm. Tuy nhiên con đường đi lên của ông cũng phải soi xét kỹ. Nếu Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn không bị giết thì nhà Tống cũng không có cớ gì để sang đánh nước ta.

Tháp Bút

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét