Thứ Hai, 1 tháng 6, 2009

Về những vị được phong Long Biên hầu

Thời Tam Quốc có quan cai trị của triều đình nhà Hán ở Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp (137-226). Các sử gia Việt Nam đánh giá cao công lao của ông trong hoàn cảnh loạn lạc của phương Bắc mà Giao Chỉ vẫn phát triển phồn thịnh nhất là về Nho học. Trong đó có người coi ông như vị vua tự trị ở Giao Chỉ bấy giờ.

Sĩ Nhiếp một người họ Phạm Trung Quốc đã được Tôn Quyền - vua Đông Ngô phong là Long Biên hầu. Nhiều Vua Việt Nam về sau vẫn tiếp tục có sắc phong ghi nhận đóng góp của ông.

Đối với Họ Phạm Việt Nam tự hào có một vị thượng thủy tổ Phạm Tu (476-545) là khai quốc công thần nhà Tiền Lý, một nhà nước độc lập có tổ chức đầu tiên ở nước ta. Ông có nhiều công lao trong khởi nghĩa, công phá thành Long Biên của giặc, bình ổn phía Nam khỏi sự xâm lấn của Lâm Ấp, (có thể chính ông là người cầm quân đánh giặc ở Hợp Phố mà sau này chúng ta có Lý Thường Kiệt đánh thành Ung Châu), tròn 70 tuổi vẫn hiên ngang chống giặc bảo vệ quê hương đất nước ngay trên chiến thành bằng đất với tre gỗ ở cửa sông Tô. Chiến thành là dấu ấn của thời kỳ tiền Thăng Long - Hà Nội cách nay đã 15 thế kỷ.

Danh tướng Phạm Tu sống mãi với mảnh đất Thủ đô, ông được phong là Đô Hồ đại vương, Long Biên hầu.

Như vậy có một người họ Phạm Trung Quốc có công lao đối với Giao Chỉ, nhất là thủ phủ Luy Lâu, tạo sự phát triển ở thành Long Biên sau này thuộc vùng Kinh Bắc; Hơn ba thế kỷ sau một người họ Phạm Việt Nam đã đứng dậy quật khởi chống sự đô hộ của phương Bắc, phá tan thành trì của giặc tại Long Biên.

Điều trùng hợp là hai vị đều được phong Long Biên hầu

Tháp Bút

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét