Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2009

Thái úy Phạm Cự Lượng có vai trò ra sao trong việc chuyển đổi triều Đinh - Lê

Hai anh em ruột họ Phạm: Phạm Hạp và Phạm Cự Lượng là hai nhân vật họ Phạm nổi tiếng thời Tiền Lê. Người anh chống lại Lê Hoàn đã phải chết. Người em lại phò tá đắc lực cho Lê Hoàn. Vai trò của Phạm Cự Lượng trong việc chuyển đổi triều Đinh sang Lê thế nào? Mãi vẫn là một dấu hỏi lớn. Phạm Cự Lượng là Hồng Thánh đại vương xét xử các án ngục hình oan sai - điều gì ẩn chứa sau việc Lý Thái Tổ phong thần cho Phạm Cự Lượng?

Trước hết mời quý vị tìm hiểu một vài thông tin về hai anh em họ Phạm này:

1. Phạm Hạp

Cái chết của Đinh Điền và Nguyễn Bặc

Phạm Hạp không chết vì chống lại Lê Hoàn sao?

2. Phạm Cự Lượng

Phạm Cự Lượng dứt triều Đinh bình Chiêm đánh Tống

Phạm Cự Lượng - dẹp tư thù lo việc nước

Xem bài về Phạm Cự Lượng trên trang web họ Phạm:
Khi Đinh Bộ Lĩnh dấy binh dẹp loạn 12 sứ quân, Phạm Cự lượng cùng anh cả đem hơn 2000 người, ngựa từ quê đến Hoa Lư phò Đinh Bộ Lĩnh. Phạm Cự Lượng được phong chức Phòng Ngự sứ Tiên phong Tướng quân ra giữ cửa biển Đại ác.
Năm Mậu Thìn (968), dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế hiệu là Tiên hoàng, đặt Quốc hiệu là Đại cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Phạm Cự Lượng được phong Tâm phúc Tướng quân coi việc Thị vệ (Quan thân cận của vua).

Rõ ràng cái chết của Đinh Tiên Hoàng có phần trách nhiệm của vị tướng trông coi quân Thị vệ. Tại sao không nói việc ông bị soi xét về trách nhiệm trong vụ việc này?
Ông lại là người tập hợp binh sĩ tung hô Lê Hoàn làm vua và Lê Hoàn, Dương Vân Nga không hề thoái thác?

Xem thông tin về Đinh Tiên Hoàng

Xem thêm về Đỗ Thích
Một thân một mình Đỗ Thích đã giết được Đinh Tiên Hoàng rồi lại còn giết cả Đinh Liễn dạn dày xông pha trận mạc? Phỏng giết được hai nhân vật chủ chốt này của triều Đinh rồi thì kế hoạch làm vua của Đỗ Thích sẽ nói với quần thần là vì ông đã giết được vua Đinh nên phải được lên làm vua?
Đứng sau các vụ án lớn luôn có những lực lượng lớn. Do vậy chúng tôi nhận thấy Đỗ Thích cũng chỉ là "vật tế thần" của lực lượng muốn dành ngôi vị từ tay cha con Đinh Tiên Hoàng.

Trích truyện dã sử chương 8 Dương Vân Nga: Non cao và Vực thẳm

Mấy ngày sau Đô úy Phạm Hạp cũng bị tướng Tạ Tấn bắt dẫn về Hoa Lư. Trước khi đưa Phạm Hạp ra xử, Phạm Cự Lượng thưa với Lê Hoàn:
- Anh tôi theo bọn phản loạn, ấy là anh ấy tự rước lấy tội chết. Nhưng tôi làm em mà không có lấy một lời cũng khó coi với thiên hạ. Xin chủ tướng cho tôi dụ hàng anh ấy được không?
- Được, ông cứ thử xem!
Phạm Cự Lượng bèn vào ngục gặp Phạm Hạp, nói:
- Tội lớn của anh thật khó sống. Nhưng em vì tình máu thịt, đã năn nỉ với Phó vương xin bảo lãnh cho anh. Anh có chịu hàng không?
Phạm Hạp cười:
- Anh làm thì anh chịu chứ chú năn nỉ ai làm gì? Chúng ta nhờ theo họ Đinh mà nên danh nên phận, họ Đinh đã bao giờ ăn ở bạc bẽo với chúng ta đâu? Ta nỡ nào tiếp tay cho bọn gian cướp đoạt cơ nghiệp của họ Đinh? Chú cứ suy nghĩ cho kỹ đi! Nếu chú quyết chọn con đường ấy thì hãy để anh chết cho tròn danh tiết chứ anh không muốn họ Phạm ta bị mang tiếng phản bội cả dòng!
Phạm Cự Lượng hổ thẹn, giận dỗi bỏ về.
Thế là Phạm Hạp cũng bị đưa ra pháp trường.
Quyền chính cả nước từ đó lọt hẳn vào tay Phó vương Lê Hoàn.


Dẫu sao chúng ta cũng cần tỉnh táo nhìn mối quan hệ nhà vua Lê Đại Hành - Hoàng hậu Dương Vân Nga - Thái úy Phạm Cự Lượng (tương đương Thượng thư bộ Binh)
Phạm Cự Lượng đã chết khi chỉ huy đào kênh nhà Lê từ Đồng Cổ (Thanh Hóa), cảng Đa Cái (Nghệ An) lúc đó ông 40 tuổi, chỉ mới 4 năm sau khi Lê Đại Hành nắm quyền. Vị trí Thái úy của ông sau này cũng không khác vị trí của Lê Hoàn dưới triều Đinh Tiên Hoàng. Có phải đưa ông đi đào kênh vét cảng là cách mà Lê Đại Hành điệu hổ ly sơn. Có phải lại diễn ra cảnh hạ màn cuộc săn hết thỏ (phá Tống bình Chiêm xong). Ở nơi xa Hoan Ái, trong cảnh lo đào đất cất gỗ, Phạm Cự Lượng đã không còn binh quyền trong tay, ông đã rơi vào cảnh thân cô thế cô!
Có phải ông bị chết vì sốt rét không? Hay đây lại là một cái chết mà chúng ta vẫn còn nghi vấn như của Quang Trung?
Có phải chính Phạm Cự Lượng cũng bị oan khuất hay sao mà Hồng Thánh đại vương chuyên xét xử hình ngục oan sai?

Dù sao Phạm Cự Lượng xếp vào hàng một danh tướng tài của đất nước, ông có nhiều công lao trong chống giặc ngoại xâm: chỉ 3 năm mà ông có thắng lợi trong phá Tống bình Chiêm. Tuy nhiên con đường đi lên của ông cũng phải soi xét kỹ. Nếu Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn không bị giết thì nhà Tống cũng không có cớ gì để sang đánh nước ta.

Tháp Bút

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2009

Nguồn gốc họ Phạm ở Trung Quốc

Thời xa xưa ở Trung Quốc người ta hình thành tên các họ tộc theo vùng đất sinh sống,theo sắc phong và theo họ chủ mà mình thờ. Họ Phạm cũng nằm trong quy luật đó.

Theo "Lộ Sử" và "Nguyên Hà Tính Toản", Lưu Ly thuộc dòng họ Đường Đế Nghiêu lập ra nước Đường Đỗ Thị (nay ở tỉnh Sơn Tây,TQ). Vào cuối đời Tây Chu,TQ. Chu Tuyên Vương tin vào những điều huyền hoặc, thượng đại phu là Đỗ Bá không làm theo bị Tuyên Vương giết. Con là Đỗ Thấp Thúc trốn sang nước Tấn. Người đời sau thương Đỗ Bá là người trung lập miếu thờ gọi là "Miếu Đỗ Chủ" cũng gọi là "Hữu Tướng Quân Miếu".
Thấp Thúc trốn sang nước Tấn làm quan Sĩ Sư nên đổi từ họ Đỗ ra họ Sĩ (đó là vào thời vua Chu U Vương 781-771 TCN) .

Đến đời chắt của Thấp Thúc là Sĩ Hội,(Sĩ Hội là người tín nghĩa, ôn hòa mà không nhu nhược, uy nghiêm mà không dữ tợn). Ông có công dẹp những nước thuộc giống Xích Địch nên được vua nhà Chu phẩm phục chức Thượng đại khanh lại kiêm chức Thái phó và được phong ở đất Phạm, nên lại đổi ra họ Phạm. Sĩ Hội là ông tổ của họ Phạm ở Trung Quốc người đời thường gọi ông là Phạm Mạnh, con là Phạm Mang cháu là Phạm Phường (đó là vào thời vua Chu Định Vương 607-571 TCN).

Vào những thời gian sau đó quyền lực nước Tấn rơi vào tay một số họ, các họ tiêu diệt lẫn nhau để tranh dành quyền lực cuối cùng nước Tấn bị ba họ Hàn-Triệu-Ngụy chia làm ba nước, các sử gia gọi là Tam Tấn.

Khi đó, họ Triệu lấy danh nghĩa vua Tấn kết hợp với họ Ngụy và họ Hàn đánh họ Phạm và họ Trung. Phạm Cát Xạ và Trung Hàng Di phải chạy đến Triều Ca (kinh đô nhà Thương) cố thủ. Triều Ca vỡ những người con cháu họ Phạm phải chạy sang nước Tề. Từ đó con cháu họ Pham lưu lạc khắp mọi nơi.

PHẠM DUY TRƯỞNG
email: cacanhsontay@yahoo.com

-------------
Xem thêm về các dòng họ gốc vua Nghiêu Thuấn

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2009

ĐI TÌM MỘT DÒNG HỌ PHẠM LÀ HẬU DUỆ ĐIỆN SOÁI PHẠM NGŨ LÃO VỀ VÂN HỘI CÁCH NAY TRÊN 600 NĂM

Hiện nay Ban liên lạc hậu duệ Điện soái Phạm Ngũ Lão đã thống kê có trên 30 dòng họ nhận là hậu duệ của vị danh tướng này. Tuy nhiên có một dòng họ Phạm danh gia về Vân Hội cách nay trên 600 năm được gia đình Đại tướng Văn Tiến Dũng xác nhận là có Bà Thủy tổ là người họ Phạm thuộc dòng họ này thì đến nay chưa có thông tin liên hệ.
Làm sao có thể tìm ra dòng họ này?

A. Thông tin về dòng họ Phạm là hậu duệ Điện soái Phạm Ngũ Lão về Vân Hội cách nay trên 600 năm

Theo ghi chép của Mạnh Việt ra ba số liên tiếp từ ngày 11-13 tháng 5 năm 2008: “Đại tướng Văn Tiến Dũng và hơn 3.000 ngày tìm nguồn cội”.
TP- Mới đây, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật của Đại tướng Văn Tiến Dũng (02/5/1917), phu nhân của Đại tướng – cụ bà Nguyễn Thị Kỳ đã gọi điện bảo tôi đến xem nhiều tài liệu, bút tích của Đại tướng mà cụ vừa tìm thấy, mà theo cụ có nhiều cái hay, cái mới.

Bài 1
Bài 2
Bài 3

Năm 1376, ông Phạm Đại công (có thể là nhánh trưởng của hậu duệ Điện soái, là con cháu người con Điện soái được làm quan năm 1318 như ghi trong Đại Việt Sử ký), cháu 5 đời của Phạm Ngũ Lão (cần xem lại đời, có thể 5 đời là chưa hợp lý) về Vân Hội, phủ Hoài Đức (nay là Tân Hội, Đan Phượng) để phòng sự tiêu diệt vây cánh thân cận nhà Trần.

Phạm Thị Duyên-con gái Phạm Đại công lấy Văn Hải Thanh năm 1379 sinh ra Văn Dĩ Thành (1380-1416) về sau có hậu duệ là đại tướng Văn Tiến Dũng.

B. Thông tin về dòng họ Phạm Đình ở Thượng Hội
Xem trên trang web họ Phạm Việt Nam

Trong giới thiệu về các dòng họ Phạm ở cuốn “Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt” tập 2 in năm 2007, mục 24 có dòng họ Phạm Đình ở Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng được nhiều người quan tâm. Người đọc rất chú ý tới một số thông tin của dòng họ Phạm Đình ở Thượng Hội bởi theo giới thiệu thì đây là dòng họ có xuất xứ ngay làng của Danh tướng Phạm Ngũ Lão (1255-1320) và đã phát triển 1000 năm.
Qua các thông tin về họ Phạm Đình ở Thượng Hội chúng tôi nhận thấy có một số điểm còn chưa thể giải thích thấu đáo, xin nêu lên mong có ai đó giúp làm sáng tỏ đôi điều:

1. Về quy mô dòng họ: Dòng họ Phạm Đình ở Thượng Hội phát triển hơn 1000 năm, có khoảng 6 đời đầu (tương đương 200 năm) độc đinh, sau đó phát triển cực thịch với tam chi cửu phái. Dòng họ có 800 trăm năm phát triển mạnh, chúng ta dễ dàng nhận thấy nếu đúng thì đây phải là dòng họ cực lớn. Tạm ví dụ:
- Dòng họ Kính Chủ (phát triển gần 800 năm), dòng họ này đã có rất nhiều chi nhánh kết nối. Đây là một dòng họ xếp hàng đầu trong những dòng họ Phạm lớn.
- Trường hợp đặc biệt là dòng họ hậu duệ của Điện soái Phạm Ngũ Lão hiện có đến cả vạn người với thời gian phát triển 750 năm.
- Một dòng họ nhỏ hơn được cho là dòng dõi Điện soái ở Linh Kiệt với hơn 600 năm, gia phả chỉ ghi được nhánh 1 trong 4 người con của Thủy tổ Phạm Thập, con cháu dòng họ này đã phát triển là dòng họ Phạm lớn nhất xứ Nghệ, cũng đã có nhiều nhánh nhận cùng Tổ.
- Ngay địa bàn Hà Nội có 3 dòng họ Phạm ở Bát Tràng, Đôn Thư, Đông Ngạc cùng phát triển 600 năm cũng là các dòng họ lớn.
- Nhiều dòng họ Phạm phát triển từ thời đầu Lê sơ đều có quy mô nghìn đinh, …
Còn tại Tân Hội, dòng họ Phạm Đình tính đến năm 2000 có 409 đinh, một con số khiêm tốn so với chiều dài phát triển 1000 năm. Hiện cũng chưa thấy mấy chi nhánh kết nối với họ Phạm Đình ở Thượng Hội.

2. Về gián đoạn thông tin quá dài: Khoảng dăm bẩy đời đầu các thông tin về các vị thời này nêu khá chi tiết, quả là hiếm có đối với các vị đã sống trước đây hàng chục thế kỷ. Trong giới thiệu giai đoạn này lại thường không thấy nêu tên địa danh cổ từ thời Lý. Tuy nhiên vấn đề khó lý giải là sự dứt gẫy đến gần 800 năm của gia phả không ghi chép được và sau lại được ghi tiếp từ thế kỷ 19. Hiện nay có lẽ việc xác định người đang sống thuộc đời thứ bao nhiêu so với Thủy tổ là khó khăn. Điều đó khiến không ít người thắc mắc.

3. Về vị đỗ đại khoa triều Lý: Hiện nay tư liệu dòng họ Phạm cho thấy số vị đỗ đại khoa thời Lý chỉ đếm trên đầu ngón tay:
- Trạng nguyên Phạm Công Bình
- Thái học sinh Phạm Tử Hư (có thể con ông là Phạm Tử Kiền)
- Thanh tĩnh Đại phu Phạm Sùng?
- …
Do đó dễ nhận thấy có sai sót trong thông tin của họ Phạm Đình đã nêu:
Đời thứ năm của dòng họ Phạm Đình là cụ Phạm Đình Kim, có tên chữ là Hào Phúc, tên hiệu là Phúc Tín. Cụ sinh năm Giáp Thìn (1064), mất ngày 21 tháng 11 năm Nhâm Tý (1132). Cụ đỗ đại khoa thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) và được bổ làm quan Lãnh công, sau thăng Điện Tiền Hành Khiển. Cụ có ba người con trai (sau này hình thành 3 chi-“Tam chi”) và hai người con gái là: Phạm Đình Trực, Phạm Đình Khang, Phạm Đình Ninh; Phạm Thị Hoà, Phạm Thị Thuận.

Ông Phạm Đình Kim sinh năm 1064, trong khi kết thúc đời vua Lý Thánh Tông vào năm 1072, lúc này ông Phạm Đình Kim mới có 8 tuổi (tám tuổi). Chắc chắn thông tin rất chi tiết in nghiêng ở trên đã bị sai: không thể có một vị 8 tuổi đỗ đại khoa trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.

4. Sự gắn bó với dòng họ Văn: Theo các bài viết trên báo Tiền phong điện tử về việc tìm gốc tổ tiên của Đại tướng Văn Tiến Dũng (đã nêu ở trên) , chúng tôi thấy sự gắn bó giữa họ Phạm và họ Văn ở Thượng Hội. Quả là trong thông tin của họ Phạm Đình có bà tổ họ Văn. Như vậy bà cũng đã sống cách nay hơn 1000 năm. Chúng tôi hỏi thông tin từ người dòng họ Văn ( Ông Văn Tiến Thao ở Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Nghệ An, dự định xây nhà thờ Tổ họ Văn Việt Nam trên đất của ông Thao hiến cho dòng họ.), được cho biết: Họ Văn hiện nay nhiều khả năng có gốc từ một ông tổ, người này về sống ở Hoàng Mai, Nghệ An cách nay khoảng 1000 năm, hiện có mộ tổ ở đây. Các dòng họ Văn ở các tỉnh khác phát triển sau, thời gian 800 năm trở lại. Ở Hà Tây (cũ) có họ Văn mà một vị được gọi là ông Vua áo đen.

C. Thử gắn kết thông tin

Tạm gác chuyện họ Văn ở Hà Tây đã phát triển khoảng 700 năm. Chúng ta thấy rõ là thông tin về xuất xứ của họ Văn ở Thượng Hội sẽ góp phần khẳng định về chiều dài phát triển của họ Phạm Đình.

Xin được nêu ra một vài suy nghĩ bật ra khi đọc bài viết về việc tìm họ của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Đây chỉ là ý kiến nêu lên để hy vọng có một cách giải thích đúng cho sự thật về gốc họ (chỉ một như là chỉ một mẹ thôi), chắc chắn chưa có đủ thông tin để hệ thống lại vấn đề nên có thể chưa hoàn toàn sát thực. Nếu có sai sót xin được đại xá!

Bởi sự trùng hợp về địa điểm cả điểm đi và điểm đến của hai người cùng họ Phạm di cư: đi từ Phù Ủng, huyện Đường Hào đến ở xã Tân Hội, phủ Hoài Đức (mà hiện nay chưa có thông tin về hậu duệ dòng Phạm Đại công, Ban Liên lạc hậu duệ Phạm Ngũ Lão cũng chưa có tin tức về dòng họ này)

- Ông Phạm Đình Nhân (992-1067) sống ngay sau thời ông Phạm Hạp, Phạm Cự Lượng, việc sáng tỏ thông tin của họ Phạm Đình sẽ là thông tin quý cho việc kết nối dòng họ.

- Năm 1014, ông Phạm Đình Nhân lấy vợ họ Văn ở Thượng Hội và lập nghiệp ở đây.

- Năm 1376, sau 362 năm (1376-1014=362 năm) ông Phạm Đại công (có thể là nhánh trưởng của hậu duệ Điện soái, là con cháu người con Điện soái được làm quan năm 1318 như ghi trong Đại Việt Sử ký), cháu 5 đời của Phạm Ngũ Lão (cần xem lại đời, có thể 5 đời là chưa hợp lý) về Vân Hội, phủ Hoài Đức (nay là Tân Hội, Đan Phượng) để phòng sự tiêu diệt vây cánh thân cận nhà Trần.

- Phạm Thị Duyên-con gái Phạm Đại công lấy Văn Hải Thanh năm 1379 sinh ra Văn Dĩ Thành (1380-1416) là Nguyên soái Hắc y (Có trong truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ với tên là Dạ Xoa tướng quân), đứng đầu một lực lượng khởi nghĩa chống quân Minh (1406-1416). Có phải đây chính là ông Vua áo đen như thông tin lưu truyền trong dòng họ Văn? Như vậy có thể con cháu Phạm Đại công cũng tham gia khởi nghĩa.

- Việc ông Phạm Đại công đi lánh nạn đương nhiên phải che mắt thiên hạ, không thể nhận mình là dòng dõi Điện soái Phạm Ngũ Lão. Chắc chắn các vị phải có sách, thượng sách là thay đổi về tung tích. Buộc không được nhận là con cháu Phạm Điện soái. Một cách có thể làm là thay đổi về thời gian xuất hiện nguồn gốc dòng họ, như ghi lại sự ra đời của dòng họ trước khi cụ thân sinh của Điện soái về Phù Ủng vài trăm năm.

- Tạm nêu một giả thiết để quý vị xem xét: Phải chăng ông Phạm Đình Nhân rất gần gũi huyết thống với Phạm Đại công, nhưng để che mắt lực lượng trỗi dậy của Hồ Quý Ly, người nhà Phạm Đại công đã ghi chép lại niên đại sớm hơn vài trăm năm (chỉ nhánh trực hệ, không làm liên lụy đến các chi nhánh khác). Do đó xuất hiện ghi chép về nhiều đời đầu chỉ có độc đinh với thông tin rất chi tiết. Con số 360 năm được chọn bởi nó gần bằng quãng thời gian chênh lệch giữa hai người về Tân Hội (Phạm Đình Nhân về năm 1014, Phạm Đại công về năm 1376) với giả thiết lấy thông tin Phạm Đình Nhân gắn cho Phạm Đại công và lùi thời gian 360 năm. Con số 360 lại bằng đúng 6 x 60, là 6 “lục thập hoa giáp”. Dẫu sao cũng thấy khó giải thích về sai lệch năm theo can chi vì con số chính xác là lệch 362 năm. Nếu giả thiết lấy thông tin về Phạm Đình Nhân gán cho một ông tạm gọi là Phạm Đại lang là bậc cha ông của Phạm Đại công thì con số lệch thời gian nên chọn là 300 năm, như vậy có thể Phạm Đại lang là con của Phạm Ngũ Lão. Thông tin về Phạm Đại lang lúc này như sau: ông sinh 992+300=1292 (lúc đó Phạm Ngũ Lão 37 tuổi), năm 1012+300=1312 đi lính, 1014+300=1314 cưới vợ (không khẳng định lấy bà họ Văn, về Thượng Hội vào năm này), 1018+300=1318 được làm quan như người nêu trong Đại Việt sử ký. Phạm Đại lang mất năm 1067+300=1367. Sau đó 9 năm, Phạm Đại công cùng con cháu về Tân Hội.

- Từ đây cũng thấy Phạm Đại công là cháu 3-4 đời (không phải 5 đời như ghi chép của Mạnh Việt trên báo Tiền phong điện tử) của Phạm Ngũ Lão thì phù hợp hơn vì: Năm 1379 con gái Phạm Đại công đã lấy chồng. Nếu Phạm Thị Duyên là cháu đời 6 của Phạm Ngũ Lão (sinh năm 1255), bà sinh khoảng năm 1360. Trong khoảng 100 năm (1360-1255=105) phát triển 5 đời liên tiếp từ Phạm Ngũ Lão đều lấy vợ và đều có con trai ngay tuổi đôi mươi. Điều này rất hiếm xảy ra và khoảng năm 1275 nhiều khả năng Phạm Ngũ Lão chưa lấy vợ.

Điều mong mỏi của chúng tôi vẫn là mong sao cho ai muốn kết nối đều tìm ra sự thật, chỉ có một nguồn gốc, tìm sai thì thật có lỗi với Tổ tiên. Nhận sai gốc họ thì càng đáng tiếc! Là người trong đại tộc kính mong quý vị chỉ dạy.

Ngày 07.12.2008
Tháp Bút

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2009

Thái Nguyên: Phát hiện di tích thờ tướng quân Phạm Cự Lạng ở Phú Bình và Phổ Yên

Qua cuộc khảo sát di tích thuộc địa bàn huyện Phú Bình và Phổ Yên gần đây, Sở Văn hoá Thông tin Thái Nguyên đã phát hiện 3 di tích lịch sử văn hoá thờ danh nhân Phạm Cự Lạng-người được phong làm Thái úy, thời vua Lê Hoàn. Đó là các di tích: Đình Đoài, thuộc xóm Ngói, Hà Châu (Phú Bình); đình Hoàng Đàm, xóm Hoàng Đàm, Nam Tiến và đình Thượng Giã, Thuận Thành (Phổ Yên).
Còn có các nơi khác có đền thờ ông:
-Đồng Cổ (tức xã Đan Nê, Yên Định, Thanh Hóa)
-Đa Cái ở Hoan Châu (tức xã Hương Cái, Hưng Nguyên, Nghệ An ngày nay-tây nam huyện Hưng Nguyên). Địa danh này liên quan đến Quang Trung và giả vương Phạm Công Trị
-Đền Lương Sử ở cạnh Văn Miếu, phường Quốc Tử Giám, Hà Nội
-Tại Hưng Lộc (Nghĩa Hưng, Nam Định)[1].
Qua nghiên cứu các sắc phong và thần tích còn lưu giữ được ở ba ngôi đình thờ ông ở Thái Nguyên thì trong các bản thần tích đều gọi tên ông là Phạm Cự Lượng, tỏ ý tôn trọng tên tục của ông và ghi rõ tên hiệu của ông là Hồng Thánh Khuông Quốc Trung Vũ Tá Trị Đại Vương, thời Lý Thái Tông
Ngoài các di tích thuộc địa bàn các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nội và Nam Định (Hải Dương quê ông có đền thờ ông không?) có tỉnh Thái Nguyên còn 3 di tích thờ ông . Sắc phong và bài vị của đình Đoài được vua Tự Đức thứ 33 (1881) ban sắc phong cho Phạm Cự Lạng như sau: “Cương kiên trung kiêu địch quả trang vũ quang ý Khuôn Quốc trung đẳng thần”…

Như vậy, qua việc phát hiện các tài liệu Hán Nôm tại các di tích nói trên cho biết thêm về 3 nơi thờ Phạm Cự Lạng, một nhân vật lịch sử nổi tiếng thời xưa của tỉnh Hải Dương là điều đáng quý bởi như sử sách đã ghi chép ông là một người có công với dân, với nước cho nên nhân dân tỉnh Thái Nguyên cũng thờ ông.[2]

Tháp Bút tổng hợp từ Báo Thái Nguyên và các tư liệu của BLL họ Phạm VN

-----------------------
[1]Thời Đinh, Phạm Cự Lạng được phong chức Phòng Ngự sứ tiên phong Tướng quân ra giữ cửa biển Đại Ác (nhà Lý đổi là Đại An là cửa Liêu thuộc xã Quần Liêu huyện Đại An).
[2] Đến thời Tiền Lê, ông cầm quân phá Tống ở biên ải. Rất khả năng ba nơi thờ ông ở Thái Nguyên cũng có thể là nơi ông đã cầm quân đánh giặc. Theo Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục vào năm 981: Bấy giờ quân Tống chia đường sang xâm lấn: Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng kéo đến Lạng Sơn; Trần Khâm Tộ kéo đến Tây Kết, Lưu Trừng kéo đến sông Bạch Đằng.
Có nhiều thông tin cho rằng Phạm Cự Lượng chỉ huy đánh quân Tống cả ở Bạch Đằng và Chi Lăng.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2009

Về những vị được phong Long Biên hầu

Thời Tam Quốc có quan cai trị của triều đình nhà Hán ở Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp (137-226). Các sử gia Việt Nam đánh giá cao công lao của ông trong hoàn cảnh loạn lạc của phương Bắc mà Giao Chỉ vẫn phát triển phồn thịnh nhất là về Nho học. Trong đó có người coi ông như vị vua tự trị ở Giao Chỉ bấy giờ.

Sĩ Nhiếp một người họ Phạm Trung Quốc đã được Tôn Quyền - vua Đông Ngô phong là Long Biên hầu. Nhiều Vua Việt Nam về sau vẫn tiếp tục có sắc phong ghi nhận đóng góp của ông.

Đối với Họ Phạm Việt Nam tự hào có một vị thượng thủy tổ Phạm Tu (476-545) là khai quốc công thần nhà Tiền Lý, một nhà nước độc lập có tổ chức đầu tiên ở nước ta. Ông có nhiều công lao trong khởi nghĩa, công phá thành Long Biên của giặc, bình ổn phía Nam khỏi sự xâm lấn của Lâm Ấp, (có thể chính ông là người cầm quân đánh giặc ở Hợp Phố mà sau này chúng ta có Lý Thường Kiệt đánh thành Ung Châu), tròn 70 tuổi vẫn hiên ngang chống giặc bảo vệ quê hương đất nước ngay trên chiến thành bằng đất với tre gỗ ở cửa sông Tô. Chiến thành là dấu ấn của thời kỳ tiền Thăng Long - Hà Nội cách nay đã 15 thế kỷ.

Danh tướng Phạm Tu sống mãi với mảnh đất Thủ đô, ông được phong là Đô Hồ đại vương, Long Biên hầu.

Như vậy có một người họ Phạm Trung Quốc có công lao đối với Giao Chỉ, nhất là thủ phủ Luy Lâu, tạo sự phát triển ở thành Long Biên sau này thuộc vùng Kinh Bắc; Hơn ba thế kỷ sau một người họ Phạm Việt Nam đã đứng dậy quật khởi chống sự đô hộ của phương Bắc, phá tan thành trì của giặc tại Long Biên.

Điều trùng hợp là hai vị đều được phong Long Biên hầu

Tháp Bút

Võ miếu ở cố đô Huế

Nước ta có một lịch sử lâu dài chống ngoại xâm, vì thế việc binh bị thường được coi trọng. Việc tuyển chọn người tinh thông võ nghệ để ra giúp nước thời nào cũng có. Đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835), vua cho xây dựng Võ Miếu để thờ những bậc anh tài về quân sự. Võ Miếu được khởi công tháng 9 năm Ất Mùi tại làng An Ninh, huyện Hương Trà nằm phía bên trái Văn Miếu, mặt nhìn ra sông Hương.

Đến năm Minh Mạng thứ 20 (1939), vua cho dựng bia Võ công ở trước sân Võ Miếu. Tấm giữa ghi bài ký về võ công, hai tấm ở trái và phải nêu danh những danh tướng đã đóng góp nhiều chiến công trong hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Về sau, còn có hai tấm bia ghi tên những Tiến sĩ Võ khoa trong các khoa thi năm Ất Sửu (1865), Mậu Thìn (1868) và ân khoa Kỷ Tỵ (1869)[1].

Các danh nhân đó là:

1. Bia Võ công ở bên trái (5 vị):
- Bình Thành bá Trương Minh Giảng...
- Tân Phước hầu Phạm Hữu Tâm, Thái tử Thiếu bảo, Tiền quân Đô thống Chưởng phủ sự lãnh chức Tổng đốc Hà Ninh, người Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
- Võ Lao hầu Tạ Quang Cự...
- Chương Nghĩa hầu Phan Văn Thúy...
- Tân Lộc nam Mai Công Ngôn...

2. Bia Võ công ở bên phải (4 vị):
- Tân Long hầu Nguyễn Xuân
- Tín Võ hầu Phạm Văn Điển, Thái tử Thái bảo Tiền quân Đô thống Phủ đô thống Chưởng phủ sự, người Phú Vang phủ Thừa Thiên
- Ân Quang tử Lê Văn Đức...
- Bình Khánh tử Trần Văn Trí...
- ... Tôn Thất Bật (bị đục tên trên bia do kết án dự mưu phản nghịch trong vụ Hồng Bảo)

3. Bia Tiến sĩ Võ khoa Mậu Thìn (1868)
- Nguyễn Văn Vận...
- Phạm Học: Năm Tự Đức thứ 11 thi đỗ tam trường. Hiện thụ chức Đội trưởng của đội 5 thuộc Võ Sinh vệ. Thi hội trúng thứ 5 hạng Thứ trúng cách. Sinh năm Kỷ Mão, 50 tuổi [2]. Người xã La Qua, tổng Hạ Nông Trung, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
- Nguyễn Văn Tứ...
- Dương Viết Thiệu...
- Đỗ Văn Kiệt...
...

Ngoài ra ân khoa Kỷ Tỵ (1869) còn có Võ Phó bảng Phạm Văn Thành. Về hai vị công thần họ Phạm thời đầu Triều Nguyễn là Phạm Hữu Tâm và Phạm Văn Điển, chúng tôi xin được giới thiệu ở Bản tin nội tộc những số sau.

Tháp Bút tổng hợp
Theo cuốn “Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn” chủ biên Phạm Đức Thành Dũng-Vĩnh Cao

-------------
[1] Số lượng khoa thi Võ là rất hạn chế (3 khoa)
[2] Người cao tuổi nhất đậu Tiến sĩ Võ